16 mức chi phí quản lý trong thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng năm 2023?
- 16 mức chi phí quản lý trong thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng?
- Các khoản chi trực tiếp cho người thụ hưởng như thế nào?
- Nguồn kinh phí thực hiện chính sách chế độ ưu đãi người có công với cách mạng?
- Chi chế độ trợ cấp một lần đối với người có công với cách mạng như thế nào?
16 mức chi phí quản lý trong thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 44/2022/TT-BTC quy định về nội dung và mức chi phí quản lý trong thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng như sau:
Chi phí quản lý
...
2. Nội dung và mức chi phí quản lý:
a) Chi phổ biến chính sách ưu đãi người có công với cách mạng: Nội dung và mức chi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở;
b) Chi thông tin, tuyên truyền về chính sách, công tác quản lý, chăm sóc người có công với cách mạng: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền chịu trách nhiệm lựa chọn hình thức, nội dung tuyên truyền đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao;
c) Chi hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý tài chính, quản lý hồ sơ, đối tượng, chi trả chế độ ưu đãi, công tác mộ liệt sĩ: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và các văn bản hướng dẫn;
d) Chi văn phòng phẩm, in ấn, phô tô tài liệu, biểu mẫu, thông báo, báo cáo, mua sách, tài liệu phục vụ cho công tác quản lý: Mức chi thanh toán theo thực tế trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Chi phí chuyển tiền cho người thụ hưởng chính sách, cho cơ quan dịch vụ chi trả, chi phí làm thẻ ATM cho người thụ hưởng có yêu cầu thanh toán qua ngân hàng; chi phí vận chuyển tiền mặt; chi phí thuê địa điểm chi trả, lực lượng bảo vệ, nước uống cho người thụ hưởng tại các điểm chi trả: Mức chi theo hóa đơn, chứng từ, hợp đồng (trong trường hợp thuê dịch vụ) và trong phạm vi dự toán được giao;
e) Chi trả thù lao cho người trực tiếp chi trả trợ cấp đến người thụ hưởng (đối với trường hợp cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc cơ quan được cấp có thẩm quyền giao thực hiện chi trả): Mức chi trả thù lao cho người trực tiếp chi trả trợ cấp do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
g) Chi thuê tổ chức dịch vụ chi trả trợ cấp cho người thụ hưởng:
- Mức chi phí chi trả cho tổ chức dịch vụ chi trả được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số tiền chi trả chế độ trợ cấp, phụ cấp cho người thụ hưởng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định tùy theo điều kiện địa bàn và thực tế số lượng đối tượng của từng địa phương;
- Tổ chức dịch vụ chi trả tự quyết định và chịu trách nhiệm về chi phí cho việc: Mua sắm két sắt, máy đếm tiền, bao gói đựng tiền, máy phát số thứ tự (nếu có); thuê phương tiện vận chuyển tiền, địa điểm chi trả, lực lượng bảo vệ; chi phí chuyển tiền, chi phí gửi tiền qua đêm, phí rút tiền mặt, phí dịch vụ chuyển tiền vào tài khoản của người thụ hưởng; chi phí làm thẻ ATM cho người thụ hưởng có yêu cầu thanh toán qua ngân hàng; thù lao cho việc chi trả; chi nước uống tại các điểm chi trả; chi phí bảo quản, lưu trữ danh sách chi trả; sửa chữa cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị tại các điểm chi trả; phi quản lý hệ thống; phí thuê hạ tầng kỹ thuật phục vụ việc chi trả và các chi phí khác;
- Tổ chức dịch vụ chi trả chịu trách nhiệm chi trả đủ số tiền trợ cấp, phụ cấp đến đối tượng thụ hưởng theo đúng thời gian quy định. Đối với kinh phí đã giao cho tổ chức dịch vụ để chi trả cho đối tượng, trường hợp để xảy ra mất, thất thoát tiền trợ cấp của đối tượng thụ hưởng thì tổ chức dịch vụ chi trả chịu trách nhiệm bồi hoàn 100% số tiền mất, thất thoát;
h) Chi xét duyệt, thẩm định, điều chỉnh hồ sơ người có công: Mức hỗ trợ tối đa 60.000 đồng/hồ sơ. Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương và dự toán được giao, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định cụ thể mức hỗ trợ và phân bổ kinh phí cho các cơ quan, đơn vị tham gia xét duyệt, thẩm định, điều chỉnh hồ sơ;
i) Chi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, sơ kết, tổng kết, tọa đàm trao đổi nghiệp vụ, kinh nghiệm về tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị (sau đây viết tắt là Thông tư số 40/2017/TT-BTC);
k) Chi hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra; lập dự toán, xét duyệt, thẩm định quyết toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công; chi công tác phí thẩm định, thực chứng, giải quyết hồ sơ người có công: Nội dung và mức chi thực hiện theo chế độ công tác phí quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC;
l) Chi làm đêm, thêm giờ theo quy định của Bộ luật Lao động, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động và Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ công chức, viên chức;
m) Chi xăng dầu, thông tin liên lạc phục vụ công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công: Mức chi thực hiện theo hóa đơn, chứng từ, hợp đồng (trong trường hợp giao khoán công việc và thuê dịch vụ);
n) Chi mua sắm, sửa chữa tài sản, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác chi trả và quản lý đối tượng, quản lý kinh phí: Thực hiện theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền và theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
o) Chi phí giám định tài liệu kỹ thuật hình sự hồ sơ người có công: Mức chi theo hóa đơn của cơ sở giám định;
p) Chi thuê mướn, hợp đồng giao khoán công việc và chi khác phục vụ công tác quản lý: Mức chi thực hiện theo hợp đồng, giấy biên nhận hoặc hóa đơn (trong trường hợp giao khoán công việc và thuê dịch vụ);
q) Chi đón tiếp người có công với cách mạng: Mức chi theo mức chi tiếp khách trong nước quy định tại Thông tư số 71/2018/TT-BTC ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước.
Như vậy, chi phí quản lý trong thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng như trên.
16 mức chi phí quản lý trong thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng năm 2023? (Hình từ internet)
Các khoản chi trực tiếp cho người thụ hưởng như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 44/2022/TT-BTC quy định về các khoản chi trực tiếp cho người thụ hưởng như sau:
Chi chế độ ưu đãi
1. Các khoản chi trực tiếp cho người thụ hưởng:
a) Chi điều dưỡng, phục hồi sức khoẻ tại nhà;
b) Chi hỗ trợ mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết;
c) Trợ cấp ưu đãi giáo dục khi theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học;
d) Chi hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ;
d) Chi hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sĩ;
e) Chi trợ cấp một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” đối với thân nhân liệt sĩ hoặc người thừa kế của liệt sĩ;
g) Các khoản chi trợ cấp mai táng, trợ cấp thờ cúng liệt sĩ;
h) Chi tiền ăn thêm ngày lễ, tết đối với thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng;
i) Cấp tiền mua Báo Nhân dân cho người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945;
k) Chi quà tặng của Chủ tịch nước.
Như vậy, các khoản chi trực tiếp cho người thụ hưởng được quy định như trên.
Nguồn kinh phí thực hiện chính sách chế độ ưu đãi người có công với cách mạng?
Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP quy định như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện
1. Kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm và huy động từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Nguồn kinh phí xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật thực hiện theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật.
Như vậy, nguồn kinh phí thực hiện chính sách chế độ ưu đãi người có công với cách mạng được quy định như trên.
Chi chế độ trợ cấp một lần đối với người có công với cách mạng như thế nào?
Căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư 44/2022/TT-BTC quy định chi chế độ trợ cấp một lần đối với người có công với cách mạng như sau:
- Quân nhân, cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng và quân nhân, cán bộ được Đảng cử lại miền Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 theo Nghị định 23/1999/NĐ-CP.
- Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước theo Quyết định 290/2005/QĐ-TTg và Quyết định 188/2007/QĐ-TTg.
- Thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo Quyết định 40/2011/QĐ-TTg ; thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến theo Nghị định 112/2017/NĐ-CP .
- Người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Căm-pu-chi-a theo Quyết định 57/2013/QĐ-TTg và Quyết định 62/2015/QĐ-TTg.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?