15 Luật sẽ trình Quốc hội thông qua, cho ý kiến vào Kỳ họp Quốc hội tháng 10 năm 2023 sắp tới là những luật nào?
15 Luật sẽ trình Quốc hội thông qua, cho ý kiến vào Kỳ họp Quốc hội tháng 10/2023 sắp tới là những luật nào?
Căn cứ tại Nghị quyết 50/2022/QH15 và Nghị quyết 89/2023/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 thì tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV diễn ra tháng 10/2023 sẽ trình Quốc hội thông qua các dự án luật bao gồm:
- Luật Đất đai (sửa đổi);
- Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi);
- Luật Nhà ở (sửa đổi);
- Luật Tài nguyên nước (sửa đổi);
- Luật Viễn thông (sửa đổi);
- Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
- Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Đồng thời, trình Quốc hội cho ý kiến đối với 02 dự án luật:
- Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi);
- Luật Lưu trữ (sửa đổi).
Tại Điều 2 Nghị quyết 89/2023/QH15 quy định về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, bổ sung thêm 06 dự án luật vào nội dung trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội thứ 6 diễn ra vào tháng 10/2023.
Cụ thể, 06 dự án luật bao gồm:
- Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp;
- Luật Đường bộ;
- Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
- Luật Thủ đô (sửa đổi);
- Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Như vậy, tại kỳ họp Quốc hội thứ 6 khóa XV diễn ra ngày 23/10/2023 sắp tới sẽ trình Quốc hội thông qua 7 Luật và cho ý kiến đối với 8 dự án Luật.
Xem thêm: Đã có file 7 Luật mới thông qua tại Kỳ họp Quốc hội thứ 6 Khóa XV
15 Luật sẽ trình Quốc hội thông qua, cho ý kiến vào Kỳ họp Quốc hội tháng 10 năm 2023 sắp tới là những luật nào? (Hình từ Internet)
Kỳ họp Quốc hội thường diễn ra mấy lần trong năm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nội quy Kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 có quy định như sau:
Kỳ họp Quốc hội
...
Kỳ họp Quốc hội có thể được tổ chức liên tục hoặc theo hai hay nhiều đợt.
2. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ.
Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường để thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn, trừ nội dung định kỳ trình Quốc hội theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 có nội dung như sau:
Khai mạc, bế mạc kỳ họp Quốc hội
1. Kỳ họp Quốc hội giữa năm khai mạc vào ngày 20 tháng 5; kỳ họp Quốc hội cuối năm khai mạc vào ngày 20 tháng 10. Trường hợp ngày 20 tháng 5 và ngày 20 tháng 10 trùng vào ngày thứ Sáu của tuần hoặc ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội là ngày làm việc kế tiếp. Trường hợp bất khả kháng không thể tổ chức kỳ họp Quốc hội vào các thời điểm nêu trên thì ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước quyết định chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội.
Ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối nhiệm kỳ và kỳ họp bất thường của Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
...
Theo đó, Kỳ họp Quốc hội có thể được tổ chức liên tục hoặc theo hai hay nhiều đợt, tùy thuộc vào tình hình, vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn. Trường hợp không có kỳ họp Quốc hội bất thường thì theo thường lệ kỳ họp Quốc hội sẽ diễn ra 2 lần trong năm. cụ thể:
- Kỳ họp Quốc hội sẽ khai mạc vào ngày 20 tháng 5;
- Kỳ họp Quốc hội cuối năm khai mạc vào ngày 20 tháng 10.
Ngoài ra, nếu ngày 20 tháng 5 và ngày 20 tháng 10 trùng vào ngày thứ Sáu của tuần hoặc ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội là ngày làm việc kế tiếp.
Nếu có trường hợp bất khả kháng không thể tổ chức kỳ họp Quốc hội vào các thời điểm nêu trên thì ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Chương trình kỳ họp Quốc hội do Quốc hội xem xét, thông qua tại phiên họp trù bị theo trình tự như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 6 Nội quy Kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định Chương trình kỳ họp Quốc hội do Quốc hội xem xét, thông qua tại phiên họp trù bị theo trình tự sau:
(1) Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội;
(2) Quốc hội xem xét, thông qua chương trình kỳ họp Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?