1 năm có bao nhiêu tuần? Học sinh dành ra bao nhiêu tuần cho việc học tập và hoạt động giáo dục?
1 năm có bao nhiêu tuần?
Năm là một đơn vị chỉ thời gian, được hiểu là một chu kỳ Trái Đất xoay hết một vòng xung quanh Mặt Trời.
Chu kỳ này diễn ra liên tục, thời gian để quay hết một vòng theo quỹ đạo kéo dài khoảng 365 ngày (và cộng thêm một vài giờ tùy theo năm).
Như vậy, có thể hiểu rằng 1 năm sẽ có 365 ngày nếu năm đó không nhuận và 366 ngày nếu đó là năm nhuận.
Hiện nay, 1 tuần có 7 ngày. Như vậy để tính được số tuần trong năm, chỉ cần lấy tổng số ngày trong năm chia cho 7.
Số tuần/năm = Tổng số ngày/năm ÷ 7
Tổng kết lại, thông thường ta sẽ nhận được kết quả cho phép tính 1 năm có bao nhiêu tuần như sau:
Năm nhuận có 366 ngày, tương đương với 52 tuần và dư 2 ngày.
Năm không nhuận có 365 ngày, tương đương với 52 tuần và dư 1 ngày.
Tương tự với phép tính số quý trong năm, 1 quý sẽ bao gồm 3 tháng. Trong khi đó, một năm có tổng cộng 12 tháng. Vậy thông thường, chúng ta tính ra được một năm có tất cả 12/3=4 quý. Có thể nhớ rằng mỗi quý tương ứng 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.
Quý I: Từ tháng 1 đến tháng 3
Quý II: Từ tháng 4 đến tháng 6
Quý III: Từ tháng 7 đến tháng 9
Quý IV: Từ tháng 10 đến tháng 12
1 năm có bao nhiêu tuần học sinh dành cho việc học tập và hoạt động về giáo dục?
Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của các chương trình giáo dục năm 2024 căn cứ theo Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT như sau:
(1) Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:
- 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
- 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
- 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
- 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
(2) Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:
- 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
- 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
- 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
- 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
(3) Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:
- 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;
- 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;
- 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
- 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học”.
(4) Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
- Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);
- Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
Theo đó, số tuần học sinh dành cho việc học tập và hoạt động giáo dục sẽ được tính tương tự thời gian dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục của giáo viên.
Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn được quy định ra sao?
Theo Điều 8 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn như sau:
- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần.
- Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần.
- Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính giảm từ 2 - 3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định.
- Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần;
- Tổ phó chuyên môn được giảm 1 tiết/tuần;
- Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần;
- Giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 1 tiết/tuần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?