06 Nhiệm vụ ưu tiên trong phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học giai đoạn 2022 - 2030 là gì?

Cho tôi hỏi: Giai đoạn 2022 - 2030 có những nhiệm vụ ưu tiên gì trong phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học?

Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” có những mục tiêu chung nào?

Theo tiểu mục 1 Mục I Quyết định 1623/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính Phủ ngày 27/12/2022, Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” có những mục tiêu chung sau:

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học;

- Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi phạm tội, các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học;

- Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới;

- Tiếp tục mở rộng hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế.

Theo đó, đây là 05 mục tiêu chung đòi hòi cần phải đáp ứng trong giai đoạn giai đoạn 2022 - 2030 về phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học.

06 Nhiệm vụ ưu tiên trong phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học giai đoạn 2022 - 2030 là gì?06 Nhiệm vụ ưu tiên trong phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học giai đoạn 2022 - 2030 là gì? (Hình từ Internet)

06 Nhiệm vụ ưu tiên trong phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học giai đoạn 2022 - 2030 là gì?

Căn cứ Danh mục ban hành kèm theo Quyết định 1623/QĐ-TTg năm 2022, giai đoạn 2022 - 2030 có 06 nhiệm vụ ưu tiên về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm về đa dạng sinh học.

Cụ thể:

(1) Rà soát, tổng kết, đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ động, thực vật hoang dã;

(2) Tăng cường phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm về bảo vệ các loài hoang dã;

(3) Tăng cường phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động nhập khẩu các loài ngoại lai xâm hại;

(4) Nâng cao năng lực thực thi pháp luật về đa dạng sinh học của lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;

(5) Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học;

(6) Xây dựng cơ sở dữ liệu về tội phạm và vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học.

Theo đó, các cơ quan chủ trì, phối hợp và thời gian thực hiện được nêu rõ như sau:

STT

Tên nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Rà soát, tổng kết, đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ động, thực vật hoang dã

Bộ Tư pháp

Các bộ, ngành liên quan, địa phương

2022 - 2023

2

Tăng cường phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm về bảo vệ các loài hoang dã

Bộ Công an

Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan, địa phương

2022 - 2030

3

Tăng cường phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động nhập khẩu các loài ngoại lai xâm hại

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan, địa phương

2022 - 2030

4

Nâng cao năng lực thực thi pháp luật về đa dạng sinh học của lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường

Bộ Công an

Các bộ, ngành liên quan, địa phương

2022 - 2030

5

Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ, ngành liên quan, địa phương

2022 - 2030

6

Xây dựng cơ sở dữ liệu về tội phạm và vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học

Bộ Công an

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan, địa phương

2022 - 2030

Như vậy, 06 Nhiệm vụ ưu tiên trong phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học giai đoạn 2022 - 2030 được xác định như trên.

Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học ra sao?

Theo tiểu mục 2 Mục V Quyết định 1623/QĐ-TTg năm 2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm về đa dạng sinh học giai đoạn 2022 - 2030.

Cụ thể như sau:

- Chủ trì nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã. Trong đó, cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn việc định giá:

+ Định giá tài sản là sản phẩm:

++ Thực vật, động vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

++ Động vật, thực vật quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB của Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

++ Động vật, thực vật quý, hiếm thuộc Phụ lục I Công ước CITES;

+ Định giá động vật và sản phẩm động vật thuộc Phụ lục II Công ước CITES không phân bố ở Việt Nam làm căn cứ để xử lý hành vi vi phạm;

- Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm theo lĩnh vực được phân công liên quan đến đa dạng sinh học, nhất là đối với các hành vi nuôi, nhốt động vật hoang dã, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; hoạt động khai thác tận diệt chim hoang dã di cư ở Việt Nam;

- Tăng cường sử dụng chất, hóa chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt nông, lâm, thủy sản gây tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học;

- Chia sẻ, kết nối thông tin với cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học, danh sách cấp phép CITES... nhằm phục vụ cho công tác tra cứu thông tin của các lực lượng chức năng trong phòng ngừa, xử lý vi phạm.

Như vậy, trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm về đa dạng sinh học giai đoạn 2022 - 2030, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thực hiện những nội dung nêu trên.

Đa dạng sinh học
Tội phạm về đa dạng sinh học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm cụ thể của Bộ Khoa học và Công nghệ trong chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học là gì?
Pháp luật
Ngày 22 tháng 5 có phải là ngày Quốc tế đa dạng sinh học hay không? Ngày Quốc tế đa dạng sinh học có ý nghĩa như thế nào?
Pháp luật
Đối tượng nào có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học?
Pháp luật
Có mấy loại hình cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học? Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học cần đáp ứng các điều kiện gì?
Pháp luật
Báo cáo về đa dạng sinh học phải có các nội dung chủ yếu nào? Cơ quan nào chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng báo cáo về đa dạng sinh học?
Pháp luật
Để được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học thì cơ sở cần đáp ứng điều kiện nào? Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học gồm các loại cơ sở nào?
Pháp luật
Bảo tồn đa dạng sinh học là gì? Nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học là gì?
Pháp luật
Việc thu nhập thông tin số liệu điều tra cơ bản, kết quả nghiên cứu khoa học về đa dạng sinh học được quy định thế nào?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được thực hiện trên nguyên tắc nào?
Pháp luật
Đề án tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050 có bao nhiêu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm?
Pháp luật
Bộ Công an cần chú trọng đến các tội phạm mạng về đa dạng sinh học trong giai đoạn 2022 - 2030?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đa dạng sinh học
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,389 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đa dạng sinh học Tội phạm về đa dạng sinh học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đa dạng sinh học Xem toàn bộ văn bản về Tội phạm về đa dạng sinh học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào