05 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trong chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về quản lý và sử dụng đất đai là gì?
- 05 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trong chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về quản lý và sử dụng đất đai là gì?
- Sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý đất đai?
- Việc đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong quản lý nhà nước về đất đai được cụ thể như thế nào?
05 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trong chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về quản lý và sử dụng đất đai là gì?
Ngày 17/03/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 37/NQ-CP năm 2023 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” do Chính phủ ban hành.
Trong đó, tại Mục II Chương trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết 37/NQ-CP năm 2023 thì 05 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trong chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về quản lý và sử dụng đất đai được đề ra là:
- Tuyên truyền, giáo dục, thống nhất nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
- Hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai
- Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
- Tập trung giải quyết cơ bản những hạn chế, khuyết điểm, vướng mắc kéo dài liên quan đến quản lý và sử dụng đất
05 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trong chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về quản lý và sử dụng đất đai là gì? (Hình từ Internet)
Sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý đất đai?
Là 1 trong 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trong chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về quản lý và sử dụng đất đai.
Nhiệm vụ đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được cụ thể tại tiểu mục 4 Mục II Chương trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết 37/NQ-CP năm 2023 như sau:
- Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành:
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai, kiến nghị xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực đất đai.
Thường xuyên tiến hành kiểm tra, thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của ngành, các cấp.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
Thường xuyên tiến hành kiểm tra, thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của ngành, các cấp tại địa phương, thực hiện phương châm giải quyết triệt để tranh chấp về đất đai từ cơ sở, tránh vượt cấp lên trung ương.
Việc đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong quản lý nhà nước về đất đai được cụ thể như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục II Chương trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết 37/NQ-CP năm 2023 thì nhiệm vụ cải cách hành chính, chuyển đổi số và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai trong chương trình hành động của Chính phủ được cụ thể như sau:
Để thực hiện mục tiêu đến năm 2025, hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu số và hệ thống thông tin quốc gia về đất đai tập trung, thống nhất, đồng bộ, đa mục tiêu và kết nối liên thông; hoàn thành kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đồng bộ, thống nhất;
Đồng thời loại bỏ khâu trung gian, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phù hợp, kèm theo cơ chế kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực, các bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm đề xuất Chính phủ phê duyệt các đề án, nhiệm vụ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phê duyệt và tổ chức thực hiện các đề án, nhiệm vụ để hoàn thành các nhiệm vụ giải pháp sau đây:
(1) Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số
- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai; đẩy mạnh phân cấp trong việc quy định trình tự, thủ tục hành chính về đất đai và gắn với trách nhiệm giải quyết của từng cấp chính quyền địa phương; giảm đầu mối, giảm trung gian, gắn với cải cách hành chính, giảm phiền hà, tiêu cực.
- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất; xây dựng và hoàn thiện đúng tiến độ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; bảo đảm quản lý, vận hành, kết nối và chia sẻ thông tin tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, đảm bảo mọi người dân được tiếp cận thông tin về quản lý, quy hoạch và sử dụng đất.
- Thực hiện đăng ký bắt buộc về quyền sử dụng đất và mọi biến động đất đai, đồng thời có chế tài cụ thể, đồng bộ ngăn chặn các trường hợp giao dịch không đăng ký tại cơ quan nhà nước.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ trong quản lý đất đai; xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ vi phạm pháp luật, lợi dụng công vụ, lợi dụng chính sách về đất đai để trục lợi, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và các tổ chức.
(2) Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai
- Kiện toàn, hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở trung ương và địa phương bảo đảm tinh gọn, ổn định, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
- Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao năng lực các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý đất đai.
- Tiếp tục hoàn thiện tổ chức, bộ máy, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các tổ chức dịch vụ công về đất đai, bố trí đủ nguồn lực để bộ máy hoạt động hiệu quả.
- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thống nhất quản lý theo hướng nâng cao trách nhiệm của địa phương và kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ của trung ương; giảm đầu mối, giảm trung gian, gắn với cải cách hành chính, giảm phiền hà, tiêu cực.
- Tập trung nguồn lực đầu tư cho công tác điều tra, đánh giá tài nguyên đất; thống kê, kiểm kê đất đai; giám sát sử dụng đất; bảo vệ, cải tạo và phục hồi chất lượng đất nhằm quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng đất phục vụ cho lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, làm cơ sở sử dụng đất bền vững.
- Có cơ chế đầu tư, chính sách đãi ngộ, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ, công chức ngành quản lý đất đai; nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?