03 đối tượng lực lượng vũ trang có bảng lương mới tách biệt từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
- 03 đối tượng lực lượng vũ trang có bảng lương mới tách biệt từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
- Cơ cấu tiền lương mới của lực lượng vũ trang từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương ra sao?
- Bảng lương sĩ quan quân đội hiện hành?
- Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập khu vực công thực hiện theo Nghị quyết 27 như thế nào?
03 đối tượng lực lượng vũ trang có bảng lương mới tách biệt từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 vào sáng 10/11. Theo đó, Nghị quyết quyết nghị, từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.
Theo đó, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thống nhất xây dựng bảng lương như sau:
II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
...
3. Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
b) Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:
...
- Xây dựng 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm: 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm); 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an và 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Như vậy, khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 thì sẽ thống nhất xây dựng 03 bảng lương mới đối với các nhóm đối tượng của lực lượng vũ trang như sau:
- Sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm) 1 bảng lương
- Quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an 1 bảng lương
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay) 1 bảng lương.
Trên thực tế thì hiện nay bảng lương của các nhóm đối tượng nêu trên thuộc lực lượng vũ trang cũng đã tách biệt nhau. Tuy nhiên, bảng lương hiện tại được xác định dựa trên hệ số lương và mức lương cơ sở.
Tuy nhiên, khi thực hiện cải cách tiền lương thì sẽ bỏ đi hệ số lương và mức lương cơ sở. Do đó, điểm khác biệt của bảng lương mới của lực lượng vũ trang sẽ là bảng lương mới quy định số tiền (lương cơ bản) cụ thể chứ không còn phải tính theo hệ số như hiện nay.
03 đối tượng lực lượng vũ trang có bảng lương mới tách biệt từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương 2024? (Hình ảnh từ Internet)
Cơ cấu tiền lương mới của lực lượng vũ trang từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương ra sao?
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thống nhất về cơ cấu tiền lương đối với lực lượng vũ trang như sau:
Cơ cấu tiền lương mới sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm:
- Lương cơ bản;
- Phụ cấp;
- Ngoài ra còn bổ sung thêm khoản tiền thưởng.
Trong đó:
Lương cơ bản: chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương
Các khoản phụ cấp: chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương.
Tiền thưởng: quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.
Như vậy, lực lượng vũ trang sẽ thực nhận lương theo công thức tạm tính sau:
Lương thực nhận = Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có) + Thưởng (nếu có) |
Bảng lương sĩ quan quân đội hiện hành?
Hiện nay, sĩ quan quân đội được tính lương theo Điều 3 Thông tư 41/2023/TT-BQP như sau:
Mức lương cơ sở: 1.800.000 đồng/tháng.
Cách tính mức lương sĩ quan quân đội như sau:
Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2023 | = | Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng | x | Hệ số lương hiện hưởng |
Căn cứ theo Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan và cấp hàm cơ yếu (bảng lương này chưa tính phụ cấp và nâng lương) được quy định tại Bảng 1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 41/2023/TT-BQP như sau:
Số TT | Đối tượng | Hệ số | Mức lương (đồng/tháng) |
1 | Đại tướng | 10,40 | 18.720.000 |
2 | Thượng tướng | 9,80 | 17.640.000 |
3 | Trung tướng | 9,20 | 16.560.000 |
4 | Thiếu tướng | 8,60 | 15.480.000 |
5 | Đại tá | 8,00 | 14.400.000 |
6 | Thượng tá | 7,30 | 13.140.000 |
7 | Trung tá | 6,60 | 11.880.000 |
8 | Thiếu tá | 6,00 | 10.800.000 |
9 | Đại úy | 5,40 | 9.720.000 |
10 | Thượng úy | 5,00 | 9.000.000 |
11 | Trung úy | 4,60 | 8.280.000 |
12 | Thiếu úy | 4,20 | 7.560.000 |
Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập khu vực công thực hiện theo Nghị quyết 27 như thế nào?
Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập thực hiện theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau:
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và quyết định mức chi trả thu nhập tương xứng với nhiệm vụ được giao.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng quy chế để thưởng định kỳ cho các đối tượng thuộc quyền quản lý, gắn với kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của từng người.
- Mở rộng áp dụng cơ chế thí điểm đối với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước được thực hiện cơ chế tự chủ tiền lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thì áp dụng chế độ tiền lương như công chức. Tiền lương thực trả gắn với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp viên chức do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định trên cơ sở nguồn thu (từ ngân sách nhà nước cấp và từ nguồn thu của đơn vị), năng suất lao động, chất lượng công việc và hiệu quả công tác theo quy chế trả lương của đơn vị, không thấp hơn chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?