02 Cách tính tiền lương cán bộ công chức 2024? Tiền lương trước và sau cải cách tiền lương ra sao?
02 Cách tính tiền lương cán bộ công chức 2024?
Thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 10/11, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Theo đó, chính thức thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024.
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, dự kiến tiền lương cán bộ công chức năm 2024 được tính theo 02 cách sau:
(1) Từ 01/01/2024 - 30/06/2023
Tiền lương cán bộ công chức được tính theo hệ số lương và mức lương cơ sở. Cụ thể, công thức tính như sau:
Mức lương = Lương cơ sở x Hệ số lương |
Trong đó, mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng/tháng.
(2) Từ 01/7/2024
Dự kiến, khi cải cách tiền lương thì mức lương của cán bộ công chức sẽ tính theo cơ cấu tiền lương mới.
Cụ thể: Cơ cấu tiền lương mới bao gồm:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương);
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương);
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Như vậy, công thức tính tiền lương mới như sau:
Mức lương = Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có) + Thưởng (Nếu có) |
> XEM THÊM:
Tăng lương khởi điểm công chức viên chức trình độ đại học
>> Có tiếp tục tăng lương hưu 20.8% khi cải cách?
02 Cách tính tiền lương cán bộ công chức 2024? Tiền lương trước và sau cải cách tiền lương ra sao? (Hình từ Internet)
Tiền lương cán bộ công chức trước và sau cải cách tiền lương ra sao?
Đối chiếu với nội dung cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 và các quy định hiện nay về cách tính tiền lương cán bộ công chức, dưới đây là một vài điểm khác biệt trong tiền lương mới sau cải cách tiền lương:
(1) Không còn tính lương theo lương cơ sở và hệ số lương
Căn cứ điểm c khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, khi thực hiện cải cách tiền lương, hệ số lương của cán bộ công chức viên chức sẽ bị bãi bỏ kèm theo mức lương cơ sở.
Thay vào đó, cán bộ công chức sẽ được trả lương theo vị trí việc làm, thay thế hệ thống bảng lương hiện hành theo nguyên tắc chuyển xếp lương cũ sang lương mới.
(2) Tiền lương trung bình của công chức, viên chức tăng 32% so với thu nhập bình quân của lao động
Theo Cổng TTĐT Bộ Nội vụ, dự kiến cuối năm nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ trình Chính phủ phương án tăng lương lương tối thiểu vùng. Trong các phiên thảo luận tại Quốc hội vừa qua, nhiều đại biểu đề nghị tăng lương tối thiểu vùng đồng thời với lộ trình thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024.
Vì vậy nếu lương tối thiểu vùng tăng thì mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp cũng sẽ tăng cao hơn mức 3,9 triệu đồng hiện nay.
Ngoài ra, chính sách tiền lương mới cũng mở rộng quan hệ tiền lương từ 1 - 2,34 - 10 hiện nay lên 1 - 2,68 - 12.
Theo đó, mức lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ tăng khá cao so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay.
Mức lương trung bình của công chức, viên chức cũng có mức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68. Hiện nay công chức, viên chức có trình độ đại học có mức lương khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/tháng.
Mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên 12. Vì vậy, mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức dự kiến cũng vượt khá xa con số 18 triệu đồng như hiện nay.
Ngoài mức lương cơ bản này, chế độ tiền lương mới còn sắp xếp lại các loại phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương (trong đó có trường hợp cao hơn 30% hoặc thấp hơn 30%) và 10% tiền thưởng.
Như vậy, nếu tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng thì tiền lương trung bình của công chức, viên chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng).
(3) Tiếp tục tăng lương thêm 7%/năm từ 2025
Một điểm đáng chú ý nữa là từ năm 2025, Chính phủ tiếp tục điều chỉnh mức lương trong các bảng lương tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm. Tức là sau khi thực hiện cải cách tiền lương có bảng lương mới với mức lương tăng hơn so với hiện hành thì hàng năm công chức, viên chức vẫn được tăng lương thêm 7%.
Việc tăng lương thêm 7% để bù trượt giá và có phần cải thiện theo mức tăng trưởng GDP và được thực hiện cho đến khi mức lương thấp nhất của khu vực công bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng 1 của khu vực doanh nghiệp.
(4) Nhiều thay đổi trong phụ cấp
Khi cải cách tiền lương, sẽ có nhiều điểm mới trong chế độ phụ cấp, cụ thể:
- Bãi bỏ 05 khoản phụ cấp
Các khoản phụ cấp bị cắt bỏ bao gồm:
+ Phụ cấp thâm niên nghề;
+ Phụ cấp chức vụ lãnh đạo;
+ Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội;
+ Phụ cấp công vụ;
+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
Trong đó, riêng quân đội, công an, cơ yếu thì sẽ không bị cắt bỏ phụ cấp thâm niên nghề, nhằm đảm bảo tương quan tiền lương với cán bộ, công chức.
- Gộp các khoản phụ cấp
Cụ thể:
+ Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...).
+ Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
Như vậy, 9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới bao gồm:
- Phụ cấp kiêm nhiệm;
- Phụ cấp thâm niên vượt khung;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp trách nhiệm công việc;
- Phụ cấp lưu động;
- Phụ cấp theo nghề;
- Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn;
- Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính;
- Phụ cấp áp dụng riêng đối với lực lượng vũ trang.
Đối tượng nào sẽ được bảo lưu tiền lương khi cải cách tiền lương từ 07/2024 theo Nghị quyết 27?
Căn cứ Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, thông tin từ Cổng TTĐT Chính phủ, khi thực hiện cải cách tiền lương thì sẽ có 36 đơn vị của một số ngành đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù sẽ không còn được hưởng chính sách lương đặc thù nữa. Ước tính có khoảng 134.284 cán bộ công chức thuộc các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước này.
Để đảm bảo nguyên tắc "chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng" của Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, Chính phủ đưa phương án hưởng lương bảo lưu chênh lệch nếu lương cơ bản cộng phụ cấp mới thấp hơn so với tiền lương hiện hưởng (bao gồm cả tiền lương tăng thêm) trước cải cách tiền lương.
Do vậy, cán bộ công chức viên chức thuộc 36 đơn vị hưởng lương theo chính sách đặc thù nêu trên sẽ được bảo lưu tiền lương khi thực hiện cải cách tiền lương (nếu lương mới thấp hơn tiền lương hiện hưởng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với đoàn viên công đoàn trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684?