Hồ sơ yêu cầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất có cần phải thẩm định trước khi yêu cầu phê duyệt không?
Việc lập hồ sơ yêu cầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ Điều 67 Nghị định 25/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a khoản 18 Điều 89 Nghị định 35/2021/NĐ-CP) thì việc lập hồ sơ yêu cầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất dựa trên những căn cứ sau:
- Danh mục dự án cần thu hồi đất được duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai, thuộc khu đất do Nhà nước đang quản lý, sử dụng mà sẽ được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ban quản lý khu kinh tế giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư được chấp thuận;
- Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở; chương trình phát triển đô thị (nếu có) theo quy định của pháp luật về phát triển đô thị;
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch xây dựng có tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/500 (nếu có) hoặc quy hoạch phân khu đô thị có tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/5.000 theo quy định của pháp luật;
- Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được duyệt;
- Quy định hiện hành của pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, đầu tư, xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
Hồ sơ yêu cầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất có cần phải thẩm định trước khi yêu cầu phê duyệt không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ yêu cầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất có cần phải thẩm định trước khi yêu cầu phê duyệt không?
Căn cứ Điều 67 Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định về việc thẩm định hồ sơ như sau:
Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư
...
2. Thẩm định, phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà đầu tư được đề nghị chỉ định thầu:
a) Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Nghị định này trước khi phê duyệt;
...
Theo đó, trước khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ yêu cầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất thì cần phải tiến hành thẩm định cho hồ sơ.
Để tiến hành thẩm định cần chuẩn bị hồ sơ thẩm định theo quy định tại Điều 75 Nghị định 25/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm b khoản 20 Điều 89 Nghị định 35/2021/NĐ-CP), hồ sơ bao gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của bên mời thầu;
- Dự thảo hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Bản chụp các tài liệu: Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư;
- Tài liệu khác có liên quan.
Sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu thẩm định thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ yêu cầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất dựa trên các nội dung sau:
- Kiểm tra các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu so với quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện dự án; sự phù hợp so với quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan;
- Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Các nội dung liên quan khác.
Đối với dự án đầu tư có sử dụng đất thì nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện gì để có thể trúng thầu?
Căn cứ Điều 70 Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với nhà đầu tư như sau:
Nhà đầu tư được đề nghị lựa chọn khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Có hồ sơ đề xuất hợp lệ;
2. Có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu;
3. Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu;
4. Có giá đề nghị trúng thầu bao gồm các thành phần đáp ứng yêu cầu sau:
a) Có đề xuất tổng chi phí thực hiện dự án (M1) không thấp hơn m1 được phê duyệt trong hồ sơ yêu cầu;
b) Có đề xuất giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (M2) không thấp hơn m2 được phê duyệt trong hồ sơ yêu cầu;
c) Có đề xuất giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành (M3) không thấp hơn giá sàn được phê duyệt trong hồ sơ yêu cầu.
Theo đó, đối với dự án đầu tư có sử dụng đất thì nhà đầu tư cần đáp ứng được cá điều kiện sau để có thể xét duyệt trúng thầu:
(1) Có hồ sơ đề xuất hợp lệ;
(2) Có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu;
(3) Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu;
(4) Có giá đề nghị trúng thầu.
Lưu ý: Giá đề nghị trúng thầu của chủ đầu tư phải bao gồm các thành phần đáp ứng yêu cầu sau:
- Có đề xuất tổng chi phí thực hiện dự án (M1) không thấp hơn m1 được phê duyệt trong hồ sơ yêu cầu;
- Có đề xuất giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (M2) không thấp hơn m2 được phê duyệt trong hồ sơ yêu cầu;
- Có đề xuất giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành (M3) không thấp hơn giá sàn được phê duyệt trong hồ sơ yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?
- 23 tháng Chạp là ngày mấy dương lịch 2025? 23 12 âm là ngày mấy dương 2025? 23 tháng Chạp thứ mấy 2025?
- Ngày 25 tháng 1 là ngày gì? Ngày 25 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 25 tháng 1 dương lịch được nghỉ tết chưa?
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?