Hồ sơ thiết kế các hoạt động kéo trên biển trình cho Đăng kiểm gồm những nội dung gì? Nội dung kế hoạch kéo trên biển gồm những phần nào?
Hồ sơ thiết kế các hoạt động kéo trên biển trình cho Đăng kiểm gồm những nội dung gì?
Căn cứ tiểu mục 1.2 Chương 1 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 73:2019/BGTVT về Hoạt động kéo trên biển, hồ sơ thiết kế đối với các hoạt động kéo trên biển được quy định cụ thể như sau:
Hồ sơ thiết kế phải trình
1 Trước khi thực hiện hoạt động kéo, phải trình các bản vẽ, tài liệu sau, cùng với đề nghị thẩm định hồ sơ thiết kế hoạt động kéo cho Đăng kiểm để kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu của Quy chuẩn này:
(1) Kế hoạch kéo;
(2) Hướng dẫn kéo;
(3) Tính toán ổn định, sức bền của đối tượng được kéo (bao gồm cả các chi tiết gia cường, bổ sung tạm thời để phục vụ kéo (nếu có);
(4) Các biện pháp an toàn để phòng tránh nước ngập của đối tượng được kéo (bao gồm các phương tiện để xả nước và lỗ xả nước, các thiết bị đảm bảo tính nguyên vẹn kín nước, kín thời tiết);
(5) Bố trí và kết cấu các thiết bị neo và chằng buộc, thiết bị cố định bánh lái, chân vịt (nếu có) của đối tượng được kéo;
(6) Bố trí các đèn và phương tiện tín hiệu (nếu yêu cầu) của đối tượng được kéo;
(7) Bố trí phương tiện lên xuống đối tượng được kéo (nếu có);
(8) Bố trí và kết cấu các chi tiết kéo (tấm mắt kéo, cọc bích kéo...) của đối tượng được kéo;
(9) Sơ đồ hàng hóa và sơ đồ chằng buộc hàng hóa trên đối tượng được kéo (nếu có);
(10) Các thông tin chung về tàu kéo, thiết bị kéo và đối tượng được kéo;
(11) Bố trí và trang bị các hệ thống, trang thiết bị phòng, chống cháy, ô nhiễm (nếu có);
(12) Các bản vẽ, tài liệu khác mà Đăng kiểm thấy cần thiết.
2 Sau khi kiểm tra các bản vẽ và tài liệu phù hợp với các yêu cầu nêu ở -1, Đăng kiểm sẽ cấp Thông báo thẩm định hồ sơ thiết kế hoạt động kéo theo Mẫu 1 của Phụ lục F, kèm theo hồ sơ, tài liệu đã được kiểm tra, xác nhận.
Theo đó, trước khi thực hiện hoạt động kéo, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền phải trình các bản vẽ, tài liệu kể trên cùng với đề nghị thẩm định hồ sơ thiết kế hoạt động kéo cho Đăng kiểm để kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu theo quy định.
Sau khi kiểm tra các bản vẽ và tài liệu phù hợp với các yêu cầu, Đăng kiểm sẽ cấp Thông báo thẩm định hồ sơ thiết kế hoạt động kéo kèm theo hồ sơ, tài liệu đã được kiểm tra, xác nhận.
Hồ sơ thiết kế các hoạt động kéo trên biển trình cho Đăng kiểm gồm những nội dung gì? Nội dung kế hoạch kéo trên biển gồm những phần nào? (Hình từ Internet)
Hoạt động kéo trên biển được lập thành kế hoạch bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ tiết 1 tiểu mục 1.2.2 Chương 1 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 73:2019/BGTVT về Hoạt động kéo trên biển, kế hoạch kéo trong hoạt động kéo trên biển phải bao gồm những nội dung sau:
(1) Các kích thước chính của tàu kéo và đối tượng được kéo và lực kéo tại móc của tàu kéo;
(2) Lộ trình kéo theo kế hoạch được lập trước, bao gồm vùng biển diễn ra hoạt động kéo, tuyến đường, khoảng cách, tốc độ, ngày đi và đến theo dự đoán mà có tính đến các yếu tố như là điều kiện thời tiết được dự báo, thủy triều và dòng chảy, kích thước, cách bố trí, diện tích mặt hứng gió và lượng chiếm nước của đối tượng được kéo và có tính đến bất kỳ mối nguy hiểm nào cần phải tránh liên quan đến hành hải v.v…;
(3) Bố trí các thiết bị và dụng cụ kéo và kế hoạch ứng phó sự cố với thời tiết xấu, đặc biệt là bố trí dừng tàu và trú ẩn. Trong trường hợp đối tượng được kéo có người trực thì cả tàu kéo và đối tượng được kéo đều phải có bản Kế hoạch kéo và Kế hoạch ứng cứu sự cố;
(4) Các vùng có thể trú ẩn hoặc neo đậu trên lộ trình kéo được lập kế hoạch trước, kế hoạch tiếp nhiên liệu cho tàu kéo, điều kiện môi trường dự kiến và Kế hoạch kéo trong đó có các nơi đi, đến và ghé qua trên hành trình kéo;
(5) Bố trí kéo, trong đó phải bao gồm các thông tin về hoạt động kéo, các phương tiện thu hồi (đối với sà lan có người trực trong hoạt động kéo) và liên kết giữa dây kéo chính và dây kéo sự cố. Trong trường hợp có hơn một tàu kéo tham gia kéo thì phải chỉ ra vị trí của mỗi tàu kéo và tên của tàu kéo chính.
Đối tượng của hoạt động kéo trên biển là giàn di động trên biển cần chứa những thông tin gì?
Theo quy định tại tiết 4 tiểu mục 1.2.2 Chương 1 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 73:2019/BGTVT về Hoạt động kéo trên biển, thông tin của đối tượng được kéo là giàn di động trên biển và các công trình biển khác bao gồm:
(1) Kế hoạch kéo, Hướng dẫn kéo, bản tính ổn định khi kéo, bản tính lực kéo tại móc cần thiết cho hoạt động kéo;
(2) Thông tin của thiết bị kéo và dụng cụ kéo phải bao gồm sơ đồ bố trí các cột kéo hoặc tấm mắt kéo và xô ma luồn dây, bố trí và độ bền của dây kéo sự cố, vòng kéo, ma ní, nếu có thể, cũng phải bao gồm dây kéo trung gian ngắn, cáp kéo đa điểm/xích kéo đa điểm và tấm liên kết ba mắt;
(3) Số lượng thủy thủ trực trên đối tượng được kéo trong quá trình kéo.
Như vậy, đối với hoạt động kéo trên biển, pháp luật hiện hành có những quy định cụ thể về hồ sơ thiết kế như hồ sơ thiết kế phải trình, các yêu cầu về kỹ thuật cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?