Hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP có bao gồm quyết định chủ trương đầu tư không?
Hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP có bao gồm quyết định chủ trương đầu tư không?
Căn cứ Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
9. Dự án PPP là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau đây:
a) Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
b) Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có;
c) Vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có.
...
Đồng thời tại Điều 20 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau:
Hồ sơ, nội dung thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP
1. Hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định;
b) Dự thảo tờ trình đề nghị phê duyệt dự án;
c) Báo cáo nghiên cứu khả thi;
d) Quyết định chủ trương đầu tư;
đ) Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án.
...
Theo đó, hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị thẩm định;
- Dự thảo tờ trình đề nghị phê duyệt dự án;
- Báo cáo nghiên cứu khả thi;
- Quyết định chủ trương đầu tư;
- Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án.
Như vậy, hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP phải bao gồm quyết định chủ trương đầu tư.
Hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP có bao gồm quyết định chủ trương đầu tư không? (hình từ internet)
Việc thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm các nội dung chủ yếu gì?
Tại Điều 20 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau:
Hồ sơ, nội dung thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP
...
2. Việc thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự phù hợp với căn cứ pháp lý;
b) Sự cần thiết đầu tư;
c) Sự phù hợp với yêu cầu về phương án kỹ thuật, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng của công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng hoặc sản phẩm, dịch vụ công. Việc thẩm định các nội dung về hồ sơ thiết kế, kỹ thuật, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật khác có liên quan;
d) Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án PPP;
đ) Tính khả thi về tài chính; phương án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
e) Hiệu quả kinh tế - xã hội.
Chiếu theo quy định này, việc thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Sự phù hợp với căn cứ pháp lý;
- Sự cần thiết đầu tư;
- Sự phù hợp với yêu cầu về phương án kỹ thuật, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng của công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng hoặc sản phẩm, dịch vụ công.
+ Việc thẩm định các nội dung về hồ sơ thiết kế, kỹ thuật, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật khác có liên quan;
- Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án PPP;
- Tính khả thi về tài chính; phương án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
- Hiệu quả kinh tế - xã hội.
Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu khả thi căn cứ vào đâu?
Căn cứ Điều 19 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau:
Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP
1. Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu khả thi căn cứ quyết định chủ trương đầu tư.
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết đầu tư; lợi thế đầu tư theo phương thức PPP so với các hình thức đầu tư khác; kết quả tiếp thu ý kiến về tác động của việc thực hiện dự án theo phương thức PPP khi có ý kiến của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh nơi thực hiện dự án, hiệp hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực đầu tư;
b) Sự phù hợp của dự án với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
c) Mục tiêu; quy mô; địa điểm; nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác;
d) Tiến độ; thời gian thực hiện dự án bao gồm: thời hạn hợp đồng, thời gian xây dựng công trình đối với dự án có cấu phần xây dựng;
đ) Thuyết minh yêu cầu về phương án kỹ thuật, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng của công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng hoặc sản phẩm, dịch vụ công; hồ sơ thiết kế theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật khác có liên quan; liên hệ giữa các dự án thành phần (nếu có);
e) Loại hợp đồng dự án PPP; phân tích rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro của dự án;
g) Các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư, cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu;
h) Tổng mức đầu tư; phương án tài chính của dự án; dự kiến vốn nhà nước trong dự án và hình thức quản lý, sử dụng tương ứng (nếu có); kết quả khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư và bên cho vay (nếu có); khả năng huy động vốn để thực hiện dự án; phương án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
i) Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Như vậy, đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu khả thi căn cứ trên quyết định chủ trương đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?