Hồ sơ, quy trình thủ tục để thành lập trường mẫu giáo công lập cần thực hiện những gì? Trường hợp chưa được phép thành lập trường mẫu giáo công lập bị xử lý như thế nào?
Ai có thẩm quyền ra quyết định thành lập trường mẫu giáo công lập?
Tại Điều 4 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) ra quyết định thành lập trường mẫu giáo công lập.
Hồ sơ, quy trình thủ tục để thành lập trường mẫu giáo công lập cần thực hiện những gì?
Hồ sơ, quy trình thủ tục để thành lập trường mẫu giáo công lập
Hồ sơ, quy trình thủ tục cho phép thành lập trường mẫu giáo công lập được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 46/2017/NĐ-CP; điểm b khoản 2 Điều này được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP cụ thể:
Hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản đối với trường mẫu giáo; của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường mẫu giáo cần nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên trường mẫu giáo; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
- Đề án thành lập trường mẫu giáo
Trong đề án cần nêu rõ dự kiến tổng số vốn để thực hiện các kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong 03 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo, có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển trường mầm non trong từng giai đoạn
Trình tự thực hiện:
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã; nếu đề nghị thành lập trường mẫu giáo công lập); tổ chức, cá nhân (nếu đề nghị thành lập trường mẫu giáo tư thục) gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập trường mẫu giáo; trong thời hạn 15 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan có ý kiến thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu không đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
Sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày cho phép thành lập có hiệu lực, nếu nhà trẻ tư thục không được cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định cho phép thành lập bị hủy bỏ.
Trường hợp thành lập trường mẫu giáo công lập khi chưa được cho phép bị xử lý như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3, điểm b khoản 4, khoản 5 Điều 5 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục như sau:
- Phạt tiền đối với hành vi thành lập hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể; chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo các mức phạt sau:
+ Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường trung cấp có đào tạo nhóm ngành giáo viên
+ Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên (Điểm này được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 1 Nghị định 127/2021/NĐ-CP)
+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục đại học (Điểm này được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị định 127/2021/NĐ-CP)
- Hình thức xử phạt bổ sung: trục xuất người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm
- Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được.
Như vậy, với trường hợp chị Duyên thành lập trường mẫu giáo công lập khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì bị xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, còn đối với tổ chức mức phạt tiền sẽ từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng ((tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 04/2021/NĐ-CP) .
Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung trục xuất người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?