Hồ sơ đề nghị thay đổi vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô trong trường hợp có thành viên góp vốn mới cần những giấy tờ gì?
- Vốn điều lệ tối thiểu của tổ chức tài chính vi mô là bao nhiêu theo quy định pháp luật hiện nay?
- Hồ sơ đề nghị thay đổi vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô trong trường hợp có thành viên góp vốn mới cần những giấy tờ gì?
- Thủ tục chấp thuận đề nghị thay đổi vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô được thực hiện ra sao?
Vốn điều lệ tối thiểu của tổ chức tài chính vi mô là bao nhiêu theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định về điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô như sau:
Điều kiện cấp Giấy phép
1. Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.
2. Có chủ sở hữu, thành viên sáng lập theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
3. Có người quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 20, 21, 22, 23 Thông tư này.
4. Có Điều lệ phù hợp với quy định tại Điều 31 Luật các tổ chức tín dụng và quy định của pháp luật có liên quan.
5. Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong 03 (ba) năm đầu hoạt động.
Tại Điều 2 Nghị định 86/2019/NĐ-CP quy định về vốn pháp định của tổ chức tài chính vi mô như sau:
Mức vốn pháp định
1. Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng.
2. Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng.
3. Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng.
4. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu đô la Mỹ (USD).
5. Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.
6. Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng.
7. Tổ chức tài chính vi mô: 05 tỷ đồng.
8. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn (sau đây gọi là xã): 0,5 tỷ đồng.
9. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường: 01 tỷ đồng.
Theo quy định thì vốn điều lệ tối thiểu của tổ chức tài chính vi mô phải bằng mức vốn pháp định của tổ chức. Như vậy, tổ chức tài chính vi mô phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 05 tỷ đồng.
Hồ sơ đề nghị thay đổi vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô trong trường hợp có thành viên góp vốn mới cần những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị thay đổi vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô trong trường hợp có thành viên góp vốn mới cần những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 10/2018/TT-NHNN thì hồ sơ đề nghị thay đổi vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô sẽ bao gồm các giấy tờ sau:
(1) Văn bản đề nghị chấp thuận tăng mức vốn Điều lệ, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
- Mức vốn Điều lệ được quy định trong Giấy phép;
- Mức vốn Điều lệ dự kiến tăng;
- Lý do và sự cần thiết của việc tăng mức vốn Điều lệ;
- Nguồn sử dụng để tăng vốn Điều lệ;
- Phương án và thời gian dự kiến hoàn thành việc tăng vốn Điều lệ;
- Tỷ lệ Phần vốn góp của các thành viên góp vốn (trường hợp thay đổi mức vốn Điều lệ dẫn đến thay đổi tỷ lệ Phần vốn góp của các thành viên góp vốn);
- Dự kiến kế hoạch sử dụng vốn Điều lệ tăng thêm trong hoạt động kinh doanh; khả năng quản trị, Điều hành và kiểm soát rủi ro đối với quy mô vốn Điều lệ mới;
(2) Quyết định của Hội đồng thành viên thông qua việc tăng mức vốn Điều lệ;
(3) Quyết định của chủ sở hữu hoặc văn bản của thành viên góp vốn thông qua việc tăng mức vốn Điều lệ của tổ chức tài chính vi mô;
(4) Văn bản của chủ sở hữu, thành viên góp vốn cam kết sử dụng nguồn tiền hợp pháp để cấp vốn hoặc góp thêm vốn theo phương án tăng vốn Điều lệ của tổ chức tài chính vi mô;
(5) Văn bản xác nhận của Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính về số vốn Điều lệ tăng thêm đã gửi vào tài Khoản phong tỏa;
(5) Hồ sơ thành viên góp vốn mới của tổ chức tài chính vi mô.
Lưu ý: Hồ sơ của thành viên góp vốn mới được lập như hồ sơ đối với thành viên sáng lập tổ chức tài chính vi mô theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.
Thủ tục chấp thuận đề nghị thay đổi vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô được thực hiện ra sao?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 10/2018/TT-NHNN quy định về trình tự thực hiện thủ tục chấp thuận như sau:
Thay đổi mức vốn Điều lệ
...
2. Trình tự thực hiện thủ tục chấp thuận:
a) Tổ chức tài chính vi mô lập hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tài chính vi mô bổ sung hồ sơ;
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối của tổ chức tài chính vi mô; trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tổ chức tài chính vi mô nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị thay đổi vốn điều lệ cho Ngân hàng Nhà nước.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ đề nghị chưa hợp lệ thì Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tài chính vi mô bổ sung hồ sơ.
Nếu hồ sơ đề nghị được gửi đến đã đầy đủ, hợp lệ thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước sẽ ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối của tổ chức tài chính vi mô.
Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản cho tổ chức và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?