Hồ sơ đề nghị thay đổi tên tổ chức tôn giáo bao gồm những loại tài liệu nào? Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết thủ tục đổi tên hay không?
Hồ sơ đề nghị thay đổi tên của tổ chức tôn giáo bao gồm những loại tài liệu nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị thay đổi tên tổ chức tôn giáo như sau:
Trình tự, thủ tục thay đổi tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
1. Trước khi thay đổi tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này.
Văn bản đề nghị nêu rõ tên, trụ sở, người đại diện của tổ chức tôn giáo; tên tổ chức tôn giáo hoặc tên tổ chức tôn giáo trực thuộc trước và sau khi thay đổi; lý do, dự kiến thời điểm thay đổi kèm theo bản sao có chứng thực quyết định công nhận tổ chức tôn giáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp thay đổi tên của tổ chức tôn giáo; bản sao có chứng thực văn bản chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và văn bản thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp đối với trường hợp thay đổi tên của tổ chức tôn giáo trực thuộc.
...
Theo quy định vừa nêu thì hồ sơ đề nghị thay đổi tên tổ chức tôn giáo sẽ bao gồm:
(1) Văn bản đề nghị thay đổi tên tổ chức tôn giáo, trong đó nêu rõ:
- Tên, trụ sở, người đại diện của tổ chức tôn giáo;
- Tên tổ chức tôn giáo hoặc tên tổ chức tôn giáo trực thuộc trước và sau khi thay đổi;
- Lý do, dự kiến thời điểm thay đổi;
(2) Bản sao có chứng thực quyết định công nhận tổ chức tôn giáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp thay đổi tên của tổ chức tôn giáo.
Hồ sơ đề nghị thay đổi tên tổ chức tôn giáo bao gồm những loại tài liệu nào? Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết thủ tục đổi tên hay không? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết thủ tục đổi tên tổ chức tôn giáo hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục thay đổi tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
...
2. Thẩm quyền chấp thuận thay đổi tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thay đổi tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thay đổi tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 25 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy đinh về thẩm quyền đổi tên tổ chức tôn giáo như sau:
Tên của tổ chức tôn giáo
...
5. Tổ chức tôn giáo thay đổi tên phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật này chấp thuận.
...
Dẫn chiếu khoản 3 Điều 22 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo
...
3. Thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận tổ chức tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không công nhận phải nêu rõ lý do;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương quyết định công nhận tổ chức tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không công nhận phải nêu rõ lý do.
Từ những quy định trên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết việc đổi tên tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.
Thời hạn giải quyết việc đổi tên tổ chức tôn giáo sẽ được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tên của tổ chức tôn giáo được sử dụng trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 25 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về việc sử dụng tên của tổ chức tôn giáo như sau:
Tên của tổ chức tôn giáo
1. Tổ chức tôn giáo phải có tên bằng tiếng Việt.
2. Tên của tổ chức tôn giáo không trùng với tên tổ chức tôn giáo khác hoặc tổ chức khác đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.
3. Tên của tổ chức tôn giáo được sử dụng trong quan hệ với tổ chức, cá nhân khác.
4. Tên của tổ chức tôn giáo được pháp luật công nhận và bảo vệ.
...
Như vậy, tên của tổ chức tôn giáo được sử dụng trong quan hệ với tổ chức, cá nhân khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?