Hồ sơ đề nghị thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính bao gồm những gì?
- Hồ sơ đề nghị thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính bao gồm những gì?
- Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính có những nội dung nào?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng quản lý là gì?
Hồ sơ đề nghị thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính bao gồm những gì?
Theo Điều 11 Thông tư 11/2023/TT-BTC quy định như sau
Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập Hội đồng quản lý
1. Đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quản lý (qua cơ quan thẩm định) chủ trương thành lập, cơ cấu thành phần Hội đồng quản lý và xin ý kiến nhân sự Chủ tịch Hội đồng quản lý, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có), Thư ký Hội đồng quản lý.
Hồ sơ đề nghị thành lập Hội đồng quản lý gồm:
a) Văn bản đề nghị thành lập Hội đồng quản lý.
b) Đề án thành lập Hội đồng quản lý.
c) Dự thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý; trong đó, xác định rõ mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan quản lý cấp trên.
d) Các tài liệu liên quan chứng minh đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.
đ) Ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có).
e) Các giấy tờ có liên quan khác (nếu có).
…
Như vậy, hồ sơ đề nghị thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính bao gồm:
- Văn bản đề nghị thành lập Hội đồng quản lý.
- Đề án thành lập Hội đồng quản lý.
- Dự thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý; trong đó, xác định rõ mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan quản lý cấp trên.
- Các tài liệu liên quan chứng minh đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư 11/2023/TT-BTC
- Ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có).
- Các giấy tờ có liên quan khác (nếu có).
Hồ sơ đề nghị thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính bao gồm những gì? (hình từ internet)
Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính có những nội dung nào?
Theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 11/2023/TT-BTC quy định về các nội dung có trong quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính như sau:
Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý
1. Chủ tịch Hội đồng quản lý ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trên cơ sở nội dung đã được phê duyệt tại hồ sơ thành lập Hội đồng quản lý.
2. Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Các quy định chung.
b) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý.
c) Số lượng, cơ cấu, nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý.
d) Cơ chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
đ) Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng quản lý; bổ nhiệm, bổ sung, thay thế, miễn nhiệm, kỷ luật thành viên Hội đồng quản lý.
e) Mối quan hệ công tác.
g) Các quy định khác bảo đảm cho hoạt động của Hội đồng quản lý theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính có những nội dung chính như:
- Các quy định chung.
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý.
- Số lượng, cơ cấu, nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý.
- Cơ chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng quản lý; bổ nhiệm, bổ sung, thay thế, miễn nhiệm, kỷ luật thành viên Hội đồng quản lý.
- Mối quan hệ công tác.
- Các quy định khác bảo đảm cho hoạt động của Hội đồng quản lý theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng quản lý là gì?
Theo Điều 9 Thông tư 11/2023/TT-BTC quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng quản lý như sau:
- Thực hiện nghiêm túc quy định của Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý và của đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng quản lý phân công và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật; tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng quản lý, chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
- Thảo luận, đóng góp ý kiến trong cuộc họp của Hội đồng quản lý; biểu quyết về nội dung các quyết định của Hội đồng quản lý theo quy định.
- Theo dõi, giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng quản lý và có quyền đề xuất những ý kiến về hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Được cung cấp và tiếp cận thông tin, tài liệu phục vụ công tác của Hội đồng quản lý theo quy định; được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật và quy chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?