Hồ sơ đề nghị mở cửa rừng tự nhiên của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những tài liệu nào?
Việc mở cửa rừng tự nhiên được thực hiện trong trường hợp nào?
Việc mở cửa rừng tự nhiên được thực hiện trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Trường hợp đóng, mở cửa rừng tự nhiên
1. Đóng cửa rừng tự nhiên được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái quy định của pháp luật diễn biến phức tạp, có nguy cơ làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên rừng;
b) Rừng tự nhiên nghèo cần được phục hồi; đa dạng sinh học và chức năng phòng hộ của rừng bị suy thoái nghiêm trọng.
2. Mở cửa rừng tự nhiên được thực hiện khi khắc phục được tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc đóng, mở cửa rừng tự nhiên thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.
Như vậy, theo quy định trên thì việc mở cửa rừng tự nhiên được thực hiện trong khi khắc phục được tình trạng sau:
- Tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái quy định của pháp luật diễn biến phức tạp, có nguy cơ làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên rừng;
- Rừng tự nhiên nghèo cần được phục hồi; đa dạng sinh học và chức năng phòng hộ của rừng bị suy thoái nghiêm trọng.
Mở cửa rừng tự nhiên (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị mở cửa rừng tự nhiên của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm các tài liệu nào?
Hồ sơ đề nghị mở cửa rừng tự nhiên của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm các tài liệu được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục đóng, mở cửa rừng tự nhiên
…
3. Trình tự, thủ tục đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Hồ sơ đề nghị đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên bao gồm: văn bản đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đề án đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên;
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hồ sơ đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên quy định tại điểm a khoản này. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua đề án đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua đề án đóng hoặc mở cửa rừng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên trên địa bàn.
4. Công bố quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên
Quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên được công bố công khai trên các phương tiện thông tin trong phạm vi cả nước, Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị mở cửa rừng tự nhiên của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm các tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Đề án mở cửa rừng tự nhiên.
Đề án mở cửa rừng tự nhiên gồm những nội dung nào?
Đề án mở cửa rừng tự nhiên gồm những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục đóng, mở cửa rừng tự nhiên
1. Nội dung cơ bản của đề án đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên bao gồm:
a) Xác định được sự cần thiết của việc đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên;
b) Đánh giá thực trạng điều kiện kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên phạm vi địa bàn;
c) Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng về trữ lượng, chất lượng; đánh giá về hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học của rừng;
d) Xác định được các giải pháp quản lý, tổ chức thực hiện trong thời gian đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên; xác định quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan khi thực hiện đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên;
đ) Xác định và bố trí nguồn kinh phí thực hiện đóng, mở cửa rừng.
2. Trình tự, thủ tục đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
a) Hồ sơ đề nghị đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên bao gồm: văn bản đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đề án đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên quy định tại điểm a khoản này;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên.
…
Như vậy, theo quy định trên thì đề án mở cửa rừng tự nhiên gồm những nội dung sau:
- Xác định được sự cần thiết của việc mở cửa rừng tự nhiên;
- Đánh giá thực trạng điều kiện kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên phạm vi địa bàn;
- Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng về trữ lượng, chất lượng; đánh giá về hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học của rừng;
- Xác định được các giải pháp quản lý, tổ chức thực hiện trong thời gian mở cửa rừng tự nhiên; xác định quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan khi thực hiện mở cửa rừng tự nhiên;
- Xác định và bố trí nguồn kinh phí thực hiện mở cửa rừng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?