Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội khi người khuyết tật thay đổi nơi cư trú gồm những nội dung gì?
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội khi người khuyết tật thay đổi nơi cư trú gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 15 Mục I Quyết định 697/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định về thủ tục hành chính cấp tỉnh như sau:
Thủ tục hành chính cấp tỉnh
...
15. Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội khi người khuyết tật thay đổi nơi cư trú
...
- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.
- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ, gồm:
+ Đơn đề nghị của người khuyết tật;
+ Giấy giới thiệu của UBND cấp huyện;
+ Quyết định thôi hưởng trợ cấp, hỗ trợ kinh phí chăm sóc ở nơi cư trú cũ;
+ Hồ sơ đang hưởng trợ cấp, hỗ trợ kinh phí của người khuyết tật.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Người khuyết tật hoặc đại diện người khuyết tật.
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội khi người khuyết tật thay đổi nơi cư trú gồm những nội dung sau đây:
(1) Đơn đề nghị của người khuyết tật;
(2) Giấy giới thiệu của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
(3) Quyết định thôi hưởng trợ cấp, hỗ trợ kinh phí chăm sóc ở nơi cư trú cũ;
(4) Hồ sơ đang hưởng trợ cấp, hỗ trợ kinh phí của người khuyết tật.
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội khi người khuyết tật thay đổi nơi cư trú gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào được quyền yêu cầu trợ cấp xã hội khi người khuyết tật thay đổi nơi cư trú?
Căn cứ khoản 15 Mục I Quyết định 697/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định về thủ tục hành chính cấp tỉnh như sau:
Thủ tục hành chính cấp tỉnh
...
15. Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội khi người khuyết tật thay đổi nơi cư trú
...
- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ, gồm:
+ Đơn đề nghị của người khuyết tật;
+ Giấy giới thiệu của UBND cấp huyện;
+ Quyết định thôi hưởng trợ cấp, hỗ trợ kinh phí chăm sóc ở nơi cư trú cũ;
+ Hồ sơ đang hưởng trợ cấp, hỗ trợ kinh phí của người khuyết tật.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Người khuyết tật hoặc đại diện người khuyết tật.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
...
Như vậy, theo quy định, đối tượng được quyền yêu cầu trợ cấp xã hội khi người khuyết tật thay đổi nơi cư trú bao gồm: người khuyết tật hoặc đại diện người khuyết tật.
Trình tự thực hiện thủ tục trợ cấp xã hội khi người khuyết tật thay đổi nơi cư trú gồm các bước nào?
Căn cứ khoản 15 Mục I Quyết định 697/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định về thủ tục hành chính cấp tỉnh như sau:
Thủ tục hành chính cấp tỉnh
...
15. Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội khi người khuyết tật thay đổi nơi cư trú
- Trình tự, thời gian thực hiện:
+ Bước 1: Người khuyết tật đang được hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc chuyển đi nơi khác làm đơn đề nghị thôi nhận trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc ở nơi cư trú cũ và đề nghị nhận trợ cấp ở nơi cư trú mới, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi cư trú cũ.
+ Bước 2: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi hưởng trợ cấp, hỗ trợ kinh phí chăm sóc và giấy giới thiệu đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú mới của đối tượng, kèm theo hồ sơ đang hưởng trợ cấp của đối tượng.
+ Bước 3: Người khuyết tật nộp giấy giới thiệu và hồ sơ tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cư trú mới.
+ Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và giấy giới thiệu, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cư trú mới có trách nhiệm xem xét và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc theo mức tương ứng của địa phương.
- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.
...
Như vậy, trình tự thực hiện thủ tục trợ cấp xã hội khi người khuyết tật thay đổi nơi cư trú gồm các bước sau đây:
Bước 1: Người khuyết tật đang được hưởng trợ cấp xã hội chuyển đi nơi khác làm đơn đề nghị thôi nhận trợ cấp xã hội ở nơi cư trú cũ và đề nghị nhận trợ cấp ở nơi cư trú mới, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi cư trú cũ.
Bước 2: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi hưởng trợ cấp và giấy giới thiệu đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú mới của đối tượng, kèm theo hồ sơ đang hưởng trợ cấp của đối tượng.
Bước 3: Người khuyết tật nộp giấy giới thiệu và hồ sơ tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cư trú mới.
Bước 4: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cư trú mới có trách nhiệm xem xét và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hưởng trợ cấp xã hội theo mức tương ứng của địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?