Hồ sơ đề nghị chuyển đổi hình thức doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như thế nào? Tải Đơn đề nghị chuyển đổi ở đâu?
Tải Đơn đề nghị chuyển đổi hình thức doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định mới nhất?
Đơn đề nghị chuyển đổi hình thức doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định mới nhất theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
Tải Đơn đề nghị chuyển đổi hình thức doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định mới nhất tại đây.
Chuyển đổi hình thức doanh nghiệp bảo hiểm
Hồ sơ đề nghị chuyển đổi hình thức doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như thế nào?
Hồ sơ đề nghị chuyển đổi hình thức doanh nghiệp bảo hiểm theo khoản 2 Điều 23 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
- Văn bản đề nghị được chuyển đổi hình thức doanh nghiệp bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP;
- Văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển đổi hình thức doanh nghiệp bảo hiểm;
- Báo cáo về phương án phân chia, xử lý hợp đồng còn hiệu lực với khách hàng, nghĩa vụ nợ, nghĩa vụ với Nhà nước, cam kết với người lao động khi chuyển đổi hình thức doanh nghiệp bảo hiểm;
- Danh sách cổ đông (hoặc thành viên) góp vốn, vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm hình thành sau khi chuyển đổi hình thức doanh nghiệp bảo hiểm;
- Các tài liệu chứng minh tổ chức, cá nhân góp vốn và doanh nghiệp bảo hiểm dự kiến được thành lập sau khi chuyển đổi hình thức doanh nghiệp đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này.
Việc chuyển đổi hình thức doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện nào?
Việc chuyển đổi hình thức doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Việc chuyển đổi hình thức doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Không gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, người lao động và Nhà nước;
- Tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;
- Tổ chức, cá nhân dự kiến góp vốn vào doanh nghiệp bảo hiểm sau khi chuyển đổi hình thức phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 64 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, các Điều 65 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 cụ thể:
Điều 64. Điều kiện chung cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm
1. Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn thành lập:
a) Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Tổ chức có tư cách pháp nhân, đang hoạt động hợp pháp; trường hợp tham gia góp từ 10% vốn điều lệ trở lên thì phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng các điều kiện về tài chính theo quy định của Chính phủ;
c) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm mới phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Luật này.
2. Điều kiện về vốn:
...
b) Cổ đông, thành viên góp vốn thành lập không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.
...
Điều 65. Điều kiện của thành viên góp vốn thành lập của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn
...
Điều 66. Điều kiện về cơ cấu cổ đông góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm dưới hình thức công ty cổ phần
Việc thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm dưới hình thức công ty cổ phần phải đáp ứng điều kiện chung quy định tại Điều 64 của Luật này và các điều kiện sau đây:
1. Có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức và mỗi cổ đông đó đáp ứng điều kiện sau đây:
a) Phải góp từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm;
b) Điều kiện quy định tại Điều 65 của Luật này;
2. Một cổ đông cá nhân không được góp vượt quá 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm.
Tương ứng với loại hình doanh nghiệp và Điều 11 Nghị định 46/2023/NĐ-CP:
Điều kiện về tài chính để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Tổ chức góp từ 10% vốn điều lệ trở lên thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điều 64, 65, 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm và điều kiện về tài chính sau đây:
a) Tổ chức góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu phải đảm bảo vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu lớn hơn hoặc bằng số vốn dự kiến góp;
...
- Doanh nghiệp bảo hiểm hình thành khi sau chuyển đổi hình thức đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a khoản 2, các khoản 3, 4 Điều 64 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và điều kiện về cơ cấu cổ đông quy định tại Điều 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 đối với công ty cổ phần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?