Hồ sơ đề nghị chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí theo quy định gồm những nội dung gì?
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí theo quy định gồm những nội dung gì?
- Khi nhận được hồ sơ đề nghị chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí, Bộ Công Thương phải lấy ý kiến của những cơ quan nào?
- Bộ Công Thương phải ban hành văn bản chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí trong thời hạn bao lâu?
Hồ sơ đề nghị chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí theo quy định gồm những nội dung gì?
Hồ sơ đề nghị chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí được quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 45/2023/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí
1. Chậm nhất 01 năm trước ngày kết thúc hợp đồng dầu khí, trên cơ sở đề nghị của nhà thầu được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí, trong đó nêu rõ lý do; kế hoạch triển khai hoạt động dầu khí trong thời gian gia hạn; các cam kết công việc tối thiểu và cam kết tài chính tối thiểu trong thời gian được gia hạn (nếu có);
b) Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu có);
c) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (trong trường hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia hợp đồng dầu khí với tư cách nhà thầu) và các bộ, ngành có liên quan.
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí bao gồm:
(1) Văn bản đề nghị chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí, trong đó nêu rõ:
- Lý do gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí;
- Kế hoạch triển khai hoạt động dầu khí trong thời gian gia hạn;
- Các cam kết công việc tối thiểu và cam kết tài chính tối thiểu trong thời gian được gia hạn (nếu có);
(3) Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu có);
(3) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
Hồ sơ đề nghị chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí theo quy định gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Khi nhận được hồ sơ đề nghị chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí, Bộ Công Thương phải lấy ý kiến của những cơ quan nào?
Việc lấy ý kiến đề nghị chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí được quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 45/2023/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí
...
b) Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu có);
c) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (trong trường hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia hợp đồng dầu khí với tư cách nhà thầu) và các bộ, ngành có liên quan.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công Thương, các bộ, ngành phải có ý kiến bằng văn bản về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Bộ Công Thương.
4. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương ban hành văn bản chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí.
Như vậy, theo quy định, khi nhận được hồ sơ đề nghị chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí, Bộ Công Thương phải lấy ý kiến của:
(1) Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
(2) Bộ Tài chính;
(3) Bộ Tư pháp;
(4) Bộ Quốc phòng;
(5) Bộ Ngoại giao;
(6) Bộ Công an;
(7) Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (trong trường hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia hợp đồng dầu khí với tư cách nhà thầu) (8) Các bộ, ngành có liên quan.
Bộ Công Thương phải ban hành văn bản chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí trong thời hạn bao lâu?
Thời hạn ban hành văn bản chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí được quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định 45/2023/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí
...
b) Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu có);
c) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (trong trường hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia hợp đồng dầu khí với tư cách nhà thầu) và các bộ, ngành có liên quan.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công Thương, các bộ, ngành phải có ý kiến bằng văn bản về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Bộ Công Thương.
4. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương ban hành văn bản chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí.
Như vậy, theo quy định, trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương có trách nhiệm ban hành văn bản chấp thuận gia hạn thời hạn của hợp đồng dầu khí.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, trình tự đề nghị cấp đổi giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân từ 15/6/2025 như thế nào?
- Trung tâm Kiểm định sản phẩm và thiết bị viễn thám có tư cách pháp nhân không? 12 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?
- Giấy phép lái xe hạng BE, CE, DE lái xe gì? Giấy phép lái xe hạng BE, CE, DE có thời hạn là bao lâu?
- Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến nông quốc gia hiện nay thế nào? Trung tâm Khuyến nông quốc gia có tư cách pháp nhân không?
- Giá khởi điểm của các vòng đấu giá đối với từng khối băng tần đăng ký mua có nội dung thế nào theo Nghị định 172?