Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ gồm những thành phần nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ gồm những thành phần nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ?
- Trình tự thực hiện thủ tục cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ như thế nào?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ gồm những thành phần nào?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ được quy định tại tiểu mục 16.3 Mục 16 Phần II Thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung và thay thế trong lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 285/QĐ-BGTVT năm 2021 như sau:
Cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ
...
16.3 Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Giấy tờ phải nộp:
+ Giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa, trù trường hợp làm thủ tục điện tử;
+ Danh sách hành khách (đối với phương tiện vận tải hành khách).
- Giấy tờ phải xuất trình bản chính:
+ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, thủy phi cơ (hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức tín dụng trường hợp phương tiện đang cầm cố, thế chấp);
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện;
+ Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện;
+ Sổ danh bạ thuyền viên (nếu có);
+ Hợp đồng vận chuyển hoặc hóa đơn xuất kho hoặc giấy vận chuyển hàng hóa;
+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (đối với phương tiện thuộc diện bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự);
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay đối với thủy phi cơ;
+ Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, phương án vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng (trường hợp phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm, hàng hóa siêu trường, siêu trọng);
- Người làm thủ tục không phải xuất trình trong trường hợp các giấy tờ trên đã lưu trên cơ sở dữ liệu điện tử.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ hồ sơ.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ gồm những thành phần sau đây:
- Giấy tờ phải nộp:
+ Giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa, trù trường hợp làm thủ tục điện tử;
+ Danh sách hành khách (đối với phương tiện vận tải hành khách).
- Giấy tờ phải xuất trình bản chính:
+ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, thủy phi cơ (hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức tín dụng trường hợp phương tiện đang cầm cố, thế chấp);
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện;
+ Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện;
+ Sổ danh bạ thuyền viên (nếu có);
+ Hợp đồng vận chuyển hoặc hóa đơn xuất kho hoặc giấy vận chuyển hàng hóa;
+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (đối với phương tiện thuộc diện bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự);
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay đối với thủy phi cơ;
+ Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, phương án vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng (trường hợp phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm, hàng hóa siêu trường, siêu trọng);
- Người làm thủ tục không phải xuất trình trong trường hợp các giấy tờ trên đã lưu trên cơ sở dữ liệu điện tử.
Giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ?
Thẩm quyền cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ quy định tại tiểu mục 16.6 Mục 16 Phần II Thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung và thay thế trong lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 285/QĐ-BGTVT năm 2021 như sau:
Cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ
...
16.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cảng vụ Đường thủy nội địa.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cảng vụ Đường thủy nội địa.
- Cơ quan phối hợp: Không.
...
Theo đó, Cảng vụ Đường thủy nội địa là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ.
Trình tự thực hiện thủ tục cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ như thế nào?
Trình tự thực hiện thủ tục cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ được quy định tại tiểu mục 16.1 Mục 16 Phần II Thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung và thay thế trong lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 285/QĐ-BGTVT năm 2021 như sau:
Cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ
Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC: Cá nhân, tổ chức có nhu cầu cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ nộp hồ sơ đến Cảng vụ Đường thủy nội địa.
b) Giải quyết TTHC:
- Trước khi phương tiện, thủy phi cơ vào cảng, bến thủy nội địa, người làm thủ tục thông báo về phương tiện (số đăng ký), thời gian sẽ vào, rời cảng, bến thủy nội địa và loại hàng hóa hoặc số lượng hành khách cho Cảng vụ biết. Thông báo bằng tin nhắn, điện thoại hoặc hình thức khác. Thuyền trưởng, người lái phương tiện chỉ được đưa phương tiện, thủy phi cơ vào cảng, bến thủy nội địa khi có đồng ý của Cảng vụ. Thời gian thông báo như sau:
+ Trước 02 giờ đối với phương tiện vận tải hàng hóa;
+ Trước 01 giờ đối với phương tiện vận tải hành khách, thủy phi cơ.
- Cảng vụ ĐTNĐ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý trong thời gian 30 phút, kể từ khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, trừ tàu biển và phương tiện thủy nước ngoài.
...
Theo đó, trình tự thực hiện thủ tục cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ như sau:
- Cá nhân, tổ chức có nhu cầu cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ nộp hồ sơ đến Cảng vụ Đường thủy nội địa.
- Trước khi phương tiện, thủy phi cơ vào cảng, bến thủy nội địa, người làm thủ tục thông báo về phương tiện (số đăng ký), thời gian sẽ vào, rời cảng, bến thủy nội địa và loại hàng hóa hoặc số lượng hành khách cho Cảng vụ biết. Thông báo bằng tin nhắn, điện thoại hoặc hình thức khác. Thuyền trưởng, người lái phương tiện chỉ được đưa phương tiện, thủy phi cơ vào cảng, bến thủy nội địa khi có đồng ý của Cảng vụ. Thời gian thông báo như sau:
+ Trước 02 giờ đối với phương tiện vận tải hàng hóa;
+ Trước 01 giờ đối với phương tiện vận tải hành khách, thủy phi cơ.
- Cảng vụ Đường thủy nội địa tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý (cấp giấy phép vào bến thủy nội địa) trong thời gian 30 phút, kể từ khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, trừ tàu biển và phương tiện thủy nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?