Hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế gồm những loại hồ sơ nào? Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế thế nào?
Hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế gồm những loại hồ sơ nào?
Hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế gồm những loại hồ sơ nào thì căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 105/2020/TT-BTC như sau:
Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế
1. Hồ sơ của người nộp thuế
Hồ sơ đăng ký thuế gồm hồ sơ đăng ký thuế lần đầu; hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế; thông báo tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động sau tạm ngừng hoạt động, kinh doanh trước thời hạn; hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế; hồ sơ khôi phục mã số thuế được tiếp nhận theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 41 Luật Quản lý thuế.
...
Theo đó, hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế bao gồm những loại hồ sơ sau:
- Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu;
- Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế;
- Thông báo tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động sau tạm ngừng hoạt động, kinh doanh trước thời hạn;
- Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
- Hồ sơ khôi phục mã số thuế.
Hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế gồm những loại hồ sơ nào? Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế thế nào? (Hình từ Internet)
Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế như thế nào?
Việc tiếp nhận hồ sơ của người nộp thuế được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 105/2020/TT-BTC như sau:
(1) Đối với hồ sơ bằng giấy:
- Công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận vào hồ sơ đăng ký thuế, ghi rõ ngày nhận hồ sơ, số lượng tài liệu theo bảng kê danh mục hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế nộp trực tiếp tại cơ quan thuế.
- Công chức thuế viết phiếu hẹn ngày trả kết quả đối với hồ sơ thuộc diện cơ quan thuế phải trả kết quả cho người nộp thuế, thời hạn xử lý hồ sơ đối với từng loại hồ sơ đã tiếp nhận.
Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế gửi bằng đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu tiếp nhận, ghi ngày nhận hồ sơ vào hồ sơ và ghi sổ văn thư của cơ quan thuế.
- Công chức thuế kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ cần phải giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
(2) Đối với hồ sơ đăng ký thuế điện tử:
Việc tiếp nhận hồ sơ được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
TẢI VỀ Mẫu thông báo về việc giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu
Cơ quan quản lý thuế có những nhiệm vụ nào theo quy định của pháp luật?
Nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế được quy định tại Điều 18 Luật Quản lý thuế 2019, cụ thể như sau:
(1) Tổ chức thực hiện quản lý thu thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(2) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế tại trụ sở, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
(3) Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế; cơ quan thuế có trách nhiệm công khai mức thuế phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
(4) Bảo mật thông tin của người nộp thuế, trừ các thông tin cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin được công bố công khai theo quy định của pháp luật.
(5) Thực hiện việc miễn thuế; giảm thuế; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; khoanh tiền thuế nợ, không thu thuế; xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; hoàn thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(6) Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật.
(7) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.
(8) Giao biên bản, kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho người nộp thuế và giải thích khi có yêu cầu.
(9) Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
(10) Giám định để xác định số tiền thuế phải nộp của người nộp thuế theo trưng cầu, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(11) Xây dựng, tổ chức hệ thống thông tin điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?