Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu gồm những gì? Trình tự kiểm tra và lấy mẫu như thế nào?
Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu được quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 84/2019/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, trình tự, nội dung và thẩm quyền kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu
1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 16 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chụp các giấy tờ sau: Hợp đồng mua bán; danh mục hàng hóa kèm theo (ghi rõ số lượng đăng ký, mã hiệu của từng lô hàng); hóa đơn hàng hóa; vận đơn (đối với trường hợp hàng hóa nhập theo đường không, đường biển hoặc đường sắt).
...
Theo quy định trên, hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu gồm:
- Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 16 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP;
Tải về mẫu Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu tại đây.
- Bản chụp các giấy tờ sau:
+ Hợp đồng mua bán;
+ Danh mục hàng hóa kèm theo (ghi rõ số lượng đăng ký, mã hiệu của từng lô hàng);
+ Hóa đơn hàng hóa;
+ Vận đơn (đối với trường hợp hàng hóa nhập theo đường không, đường biển hoặc đường sắt).
Kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu (Hình từ Internet)
Trình tự kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu và lấy mẫu như thế nào?
Trình tự kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu và lấy mẫu được quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 21 Nghị định 84/2019/NĐ-CP như sau:
- Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo hướng dẫn cụ thể trên đến cơ quan kiểm tra nhà nước, cụ thể là Cục Bảo vệ thực vật hoặc tổ chức chứng nhận hợp quy có phòng thử nghiệm được Cục Bảo vệ thực vật ủy quyền theo từng giai đoạn;
- Cơ quan kiểm tra nhà nước kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong thời gian 01 ngày làm việc.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước xác nhận vào đơn đăng ký và tiến hành lấy mẫu theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Lấy mẫu kiểm tra chất lượng.
Kiểm tra thực tế sự phù hợp của lô phân bón tại địa điểm lấy mẫu so với tài liệu trong hồ sơ đăng ký. Trường hợp phù hợp, tiến hành lấy mẫu phân bón. Mẫu phân bón sau khi lấy phải được niêm phong và lập Biên bản lấy mẫu kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 17 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Thử nghiệm tất cả các chỉ tiêu chất lượng và yếu tố hạn chế của phân bón theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón. Trường hợp chỉ tiêu chất lượng chưa được chỉ định cho các phòng thử nghiệm trong nước thì cơ quan được giao thực hiện quản lý nhà nước về phân bón xem xét chấp thuận kết quả thử nghiệm chất lượng của nhà sản xuất.
- Thông báo kết quả kiểm tra.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi lấy mẫu kiểm tra, cơ quan kiểm tra nhà nước thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 18 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Phân bón được phép đưa về kho bảo quản trước khi có kết quả kiểm tra và thực hiện theo quy định về thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Chế độ miễn giảm kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu được áp dụng trong trường hợp nào?
Theo khoản 3 Điều 21 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định:
Hồ sơ, trình tự, nội dung và thẩm quyền kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu
...
3. Chế độ miễn giảm kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu
a) Chế độ miễn giảm kiểm tra được áp dụng đối với phân bón cùng tên phân bón, mã số phân bón, dạng phân bón của cùng một cơ sở sản xuất, cùng xuất xứ, cùng nhà nhập khẩu, sau 3 lần liên tiếp có kết quả thử nghiệm kiểm tra nhà nước về chất lượng đạt yêu cầu nhập khẩu. Khối lượng của mỗi lần nhập khẩu sau không được vượt quá tổng khối lượng của 3 lần nhập khẩu liên tiếp sử dụng làm căn cứ miễn giảm kiểm tra.
b) Thời hạn miễn giảm kiểm tra là 12 tháng. Tần suất lấy mẫu kiểm tra chất lượng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này đối với phân bón được áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra tối đa 20% trong vòng 01 năm do cơ quan kiểm tra lựa chọn ngẫu nhiên.
c) Trong thời gian áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra, nhà nhập khẩu nộp hồ sơ đề nghị kiểm tra nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này cho cơ quan kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều này. Cơ quan kiểm tra chỉ lấy mẫu kiểm tra chất lượng theo tần suất quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Trường hợp không lấy mẫu kiểm tra chất lượng, trong thời hạn 2 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 18 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Như vậy, chế độ miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu được áp dụng đối với phân bón cùng tên phân bón, mã số phân bón, dạng phân bón của cùng một cơ sở sản xuất, cùng xuất xứ, cùng nhà nhập khẩu, sau 3 lần liên tiếp có kết quả thử nghiệm kiểm tra nhà nước về chất lượng đạt yêu cầu nhập khẩu.
Khối lượng của mỗi lần nhập khẩu sau không được vượt quá tổng khối lượng của 3 lần nhập khẩu liên tiếp sử dụng làm căn cứ miễn giảm kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?