Hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định mới nhất bao gồm những gì?
- Hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định mới nhất gồm những gì?
- Người sử dụng đất là cá nhân trong nước có thể nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai ở Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai không?
- Nội dung đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất bao gồm những nội dung nào?
Hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định mới nhất gồm những gì?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thì hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà không thuộc trường hợp quy định tại các điều 38, 39, 40, 41, 42, 43 và 44 của Nghị định 101/2024/NĐ-CP bao gồm:
(1) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP.
(2) Giấy chứng nhận đã cấp.
(3) Một trong các loại giấy tờ liên quan đến nội dung biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định tại Điều 30 Nghị định 101/2024/NĐ-CP.
(4) Văn bản về việc đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự đối với trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất thông qua người đại diện.
TẢI VỀ Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
Hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định mới nhất bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Người sử dụng đất là cá nhân trong nước có thể nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai ở Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai không?
Người sử dụng đất là cá nhân trong nước có thể nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai ở Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai không thì căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 21 Nghị định 101/2024/NĐ-CP như sau:
Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất
1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
a) Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;
b) Văn phòng đăng ký đất đai;
c) Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
...
4. Đối với trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất thì người yêu cầu đăng ký lựa chọn nơi nộp hồ sơ như sau:
a) Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là cá nhân, cộng đồng dân cư thì được lựa chọn nơi nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp xác định lại diện tích đất ở theo quy định tại khoản 6 Điều 141 của Luật Đất đai thì nộp hồ sơ tại cơ quan quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài thì được lựa chọn nơi nộp hồ sơ quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.
Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được lựa chọn nơi nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Trường hợp nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì nơi nộp hồ sơ theo bên nhận quyền và thực hiện theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
...
Như vậy, người sử dụng đất là cá nhân trong nước có thể lựa chọn nơi nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai ở Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc một trong các nơi theo quy định tại khoản 1 nêu trên.
Trường hợp xác định lại diện tích đất ở theo quy định tại khoản 6 Điều 141 của Luật Đất đai thì nộp hồ sơ tại cơ quan quy định tại Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Lưu ý:
Trường hợp nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì nơi nộp hồ sơ theo bên nhận quyền và thực hiện nộp hồ sơ như trên.
Nội dung đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, nội dung đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất bao gồm:
- Thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được giao đất để quản lý gồm tên, giấy tờ nhân thân, pháp nhân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được giao đất để quản lý;
- Thông tin về thửa đất gồm số thửa đất, số tờ bản đồ, địa chỉ, diện tích, loại đất, hình thức sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất và các thông tin khác về thửa đất; thông tin về tài sản gắn liền với đất gồm loại tài sản, địa chỉ, diện tích xây dựng, diện tích sàn, diện tích sử dụng, hình thức sở hữu, thời hạn sở hữu và các thông tin khác về tài sản gắn liền với đất;
- Thông tin về nội dung biến động quy định tại khoản 1 Điều 133 của Luật Đất đai và lý do biến động;
- Các yêu cầu khác của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?