Hồ sơ của từng đảng viên thuộc Ủy ban Dân tộc được bảo quản bao lâu? Có bao nhiêu hình thức bảo quản hồ sơ, tài liệu thuộc Ủy ban Dân tộc?

Cho tôi hỏi những hồ sơ, tài liệu nào phải được bảo quản trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc? Hồ sơ của từng đảng viên thuộc Ủy ban Dân tộc được bảo quản bao lâu? Có bao nhiêu hình thức bảo quản hồ sơ, tài liệu thuộc Ủy ban Dân tộc? Câu hỏi của chị Mai (Đồng Tháp).

Có bao nhiêu hình thức bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc?

Theo tiểu mục 1 Mục 3 Phần I Quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 63/QĐ-UBDT năm 2018 như sau:

Quy định mức thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu
1. Thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc được quy định gồm 2 mức sau:
a) Bảo quản vĩnh viễn
Những hồ sơ, tài liệu thuộc mức này được bảo quản tại lưu trữ hiện hành (lưu trữ cơ quan hoặc lưu trữ cơ quan cấp trên trực tiếp), sau đó được lựa chọn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử khi đến hạn theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Khi lựa chọn tài liệu giao nộp vào Lưu trữ lịch sử, phải xem xét mức độ đầy đủ của khối (phông) tài liệu, những giai đoạn, thời điểm lịch sử; nếu cần thiết có thể nâng các hồ sơ, tài liệu thuộc đối tượng bảo quản có thời hạn lên mức bảo quản vĩnh viễn.
b) Bảo quản có thời hạn
Tài liệu được xác định cụ thể thời hạn bảo quản bằng số năm tính từ ngày văn bản được ban hành, hoặc từ ngày hồ sơ công việc được giải quyết xong.
Những hồ sơ, tài liệu thuộc mức này được bảo quản tại lưu trữ hiện hành (lưu trữ cơ quan hoặc lưu trữ cơ quan cấp trên trực tiếp), đến khi hết hạn bảo quản sẽ được thống kê, trình Hội đồng Xác định giá trị tài liệu của cơ quan xem xét để quyết định tiếp tục giữ lại bảo quản hay loại ra tiêu hủy. Việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
...

Theo đó, có 02 hình thức bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc, bao gồm:

- Bảo quản vĩnh viễn

+ Những hồ sơ, tài liệu thuộc mức này được bảo quản tại lưu trữ hiện hành (lưu trữ cơ quan hoặc lưu trữ cơ quan cấp trên trực tiếp), sau đó được lựa chọn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử khi đến hạn theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

+ Khi lựa chọn tài liệu giao nộp vào Lưu trữ lịch sử, phải xem xét mức độ đầy đủ của khối (phông) tài liệu, những giai đoạn, thời điểm lịch sử; nếu cần thiết có thể nâng các hồ sơ, tài liệu thuộc đối tượng bảo quản có thời hạn lên mức bảo quản vĩnh viễn.

- Bảo quản có thời hạn

+ Tài liệu được xác định cụ thể thời hạn bảo quản bằng số năm tính từ ngày văn bản được ban hành, hoặc từ ngày hồ sơ công việc được giải quyết xong.

+ Những hồ sơ, tài liệu thuộc mức này được bảo quản tại lưu trữ hiện hành (lưu trữ cơ quan hoặc lưu trữ cơ quan cấp trên trực tiếp), đến khi hết hạn bảo quản sẽ được thống kê, trình Hội đồng Xác định giá trị tài liệu của cơ quan xem xét để quyết định tiếp tục giữ lại bảo quản hay loại ra tiêu hủy.

+ Việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

ủy ban dân tộc

Ủy ban Dân tộc (Hình từ Internert)

Những hồ sơ, tài liệu nào phải được bảo quản trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc?

Theo Mục 2 Phần I Quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 63/QĐ-UBDT năm 2018, những hồ sơ, tài liệu hình thành trong quá trình trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc được sắp xếp vào các nhóm để bảo quản, cụ thể như sau:

- Tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của cơ quan, đơn vị

+ Nhóm 1: Tài liệu tổng hợp

+ Nhóm 2: Tài liệu quy hoạch, thống kê

+ Nhóm 3: Tài liệu tổ chức, cán bộ, đào tạo và bảo vệ chính trị nội bộ

+ Nhóm 4: Tài liệu lao động, tiền lương

+ Nhóm 5: Tài liệu tài chính, kế toán, tài sản, trang thiết bị chuyên ngành

+ Nhóm 6: Tài liệu xây dựng cơ bản

+ Nhóm 7: Tài liệu nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin

+ Nhóm 8: Tài liệu hợp tác quốc tế

+ Nhóm 9: Tài liệu thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

+ Nhóm 10: Tài liệu thi đua, khen thưởng

+ Nhóm 11: Tài liệu pháp chế

+ Nhóm 12: Tài liệu xuất bản, báo chí, tuyên truyền

+ Nhóm 13: Tài liệu hành chính văn thư, lưu trữ, quản trị công sở

+ Nhóm 14: Tài liệu của tổ chức Đảng

+ Nhóm 15: Tài liệu của tổ chức Công đoàn

+ Nhóm 16: Tài liệu của tổ chức Đoàn Thanh niên

- Tài liệu lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ về công tác dân tộc

Hồ sơ của từng đảng viên thuộc Ủy ban Dân tộc được bảo quản bao lâu?

Theo Phần II Quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 63/QĐ-UBDT năm 2018 quy định về Bảng thời hạn bảo quản như sau:

bảo quản hồ sơ, tài liệu

Theo đó, hồ sơ của từng đảng viên thuộc Ủy ban Dân tộc thuộc nhóm tài liệu số 14 về tài liệu của tổ chức Đảng và có thời hạn bảo quản lên đến 70 năm.

Ủy ban Dân tộc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trách nhiệm quản lý, sử dụng phòng đào tạo trực tuyến của Ủy ban Dân tộc được phân công như thế nào?
Pháp luật
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc Việt Nam khi gặp sự cố hoặc nguy cơ mất an toàn thông tin là gì?
Pháp luật
Đối với cá nhân làm việc tại các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc Việt Nam, trong hợp đồng tuyển dụng có bắt buộc có các điều khoản về bảo mật công nghệ thông tin không?
Pháp luật
Ủy ban Dân tộc Việt Nam đặt ra những yêu cầu gì đối với máy tính sử dụng soạn thảo văn bản bí mật nhà nước?
Pháp luật
Ủy ban Dân tộc quy định về việc tiếp khách trong nước như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Ủy ban Dân tộc quy định về việc khen thưởng đối với tập thể, cá nhân người nước ngoài có thành tích trong hợp tác quốc tế như thế nào?
Pháp luật
Ủy ban Dân tộc quy định quy trình, thủ tục tổ chức Đoàn ra do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm là Trưởng đoàn như thế nào?
Pháp luật
Ủy ban dân tộc quy định về thủ tục xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền quản lý của Thủ tướng Chính phủ như thế nào?
Pháp luật
Quy định về khánh tiết của Ủy ban Dân tộc trong dịp Tết Nguyên đán Việt Nam? Việc tổ chức chiêu đãi và tặng quà đối với các hoạt động đối ngoại khác như thế nào?
Pháp luật
Thư ký, giúp việc Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc có được quyền tháp tùng khi Lãnh đạo Ủy ban đi công tác hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ủy ban Dân tộc
438 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ủy ban Dân tộc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào