Hồ sơ chuyển giao công trình điện có nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước bao gồm những gì theo quy định pháp luật?
- Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân và chuyển giao công trình điện có nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước thuộc về ai?
- Hồ sơ đề nghị chuyển giao công trình điện có nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước bao gồm những gì?
- Hoạt động kiểm tra thực trạng công trình điện, đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện chuyển giao được tiến hành trong bao lâu?
Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân và chuyển giao công trình điện có nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước thuộc về ai?
Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân và chuyển giao công trình điện có nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 02/2024/NĐ-CP như sau:
Xác lập quyền sở hữu toàn dân và chuyển giao công trình điện có nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước
1. Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân và chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc cơ quan, người có thẩm quyền theo phân cấp của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định đối với công trình điện trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định đối với công trình điện trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
...
Theo đó, thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân và chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam được quy định như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc cơ quan, người có thẩm quyền theo phân cấp của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định đối với công trình điện trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
- Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định đối với công trình điện trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Hồ sơ chuyển giao công trình điện có nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước bao gồm những gì theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị chuyển giao công trình điện có nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước bao gồm những gì?
Hồ sơ chuyển giao công trình điện có nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 02/2024/NĐ-CP như sau:
- Văn bản của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình điện đề nghị chuyển giao quyền sở hữu công trình điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 02/2024/NĐ-CP: 01 bản chính;
- Quyết định đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công liên quan đến công trình điện, biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình, hạng mục công trình độc lập có liên quan đến công trình điện, Thông báo kết quả thẩm định dự án/công trình, Thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật, báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có): 01 bản sao;
- Hồ sơ hoàn công, sơ đồ mặt bằng hành lang tuyến dây và mặt bằng trạm biến áp (nếu có): 01 bản sao;
- Hồ sơ đất đai liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để đầu tư công trình và các giấy tờ khác có liên quan (nếu có): 01 bản sao;
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có); phương án chữa cháy, phương án phòng cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy: 01 bản sao.
+ Các bản sao quy định tại khoản này là bản sao được chứng thực bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
+ Trường hợp các hồ sơ này không có hoặc bị mất, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình điện có văn bản xác nhận về việc mất hồ sơ hoặc không có hồ sơ và chịu trách nhiệm về việc xác nhận của mình.
+ Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình điện có trách nhiệm phối hợp với Bên nhận để lập lại sơ đồ đất gắn liền với công trình điện, sơ đồ mặt bằng hiện trạng tổng thể, sơ đồ mặt bằng trạm biến áp và mặt bằng hành lang tuyến đường dây có xác nhận của các bên liên quan để làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý, vận hành.
Tải về Đề nghị chuyển giao quyền sở hữu công trình điện
Lưu ý:
Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình điện có nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước lập hồ sơ đề nghị chuyển giao quyền sở hữu về tài sản cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam, gửi tới Bên nhận theo công bố của Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông qua phương thức:
- Trực tiếp;
- Dịch vụ bưu chính;
- Điện tử trong trường hợp đã có chữ ký số.
Hoạt động kiểm tra thực trạng công trình điện, đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện chuyển giao được tiến hành trong bao lâu?
Hoạt động kiểm tra thực trạng công trình điện, đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện chuyển giao theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 02/2024/NĐ-CP được tiến hành như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bên giao gửi, Bên nhận có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bên giao thực hiện kiểm tra thực trạng công trình điện, đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện chuyển giao theo quy định tại Điều 4 Nghị định 02/2024/NĐ-CP và lập Biên bản theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 02/2024/NĐ-CP; trên cơ sở đó:
+ Trường hợp công trình điện đủ điều kiện chuyển giao thì thực hiện kiểm kê, xác định giá trị công trình điện chuyển giao theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 02/2024/NĐ-CP; việc kiểm kê, xác định giá trị công trình điện được lập thành Biên bản theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 02/2024/NĐ-CP;
+ Trường hợp công trình điện không đủ điều kiện chuyển giao thì Bên nhận có văn bản thông báo cho Bên giao biết công trình điện không đủ điều kiện chuyển giao, trong đó xác định cụ thể điều kiện không đáp ứng.
++ Trường hợp Bên giao khắc phục các tồn tại để đáp ứng điều kiện chuyển giao thì được thực hiện các bước tiếp theo để chuyển giao theo quy định tại Nghị định này.
Tải về Biên bản kiểm tra thực trạng công trình điện
Tải về Biên bản kiểm kê, xác định giá trị công trình điện
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?