Hồ sơ cấp tiền hỗ trợ sau đầu tư gửi đến Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm những tài liệu gì?
- Việc thẩm định hỗ trợ sau đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm những nội dung gì?
- Hồ sơ cấp tiền hỗ trợ sau đầu tư gửi đến Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm những tài liệu gì?
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quyền ngừng cấp tiền hỗ trợ sau đầu tư cho chủ đầu tư trong trường hợp nào?
Việc thẩm định hỗ trợ sau đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Quy chế hỗ trợ sau đầu tư ban hành kèm theo Quyết định 54/QĐ-HĐQL năm 2007 quy định về thẩm định, thông báo hỗ trợ sau đầu tư như sau:
Thẩm định, thông báo hỗ trợ SĐT
1. Tổng giám đốc NHPT quy định cụ thể việc tổ chức thực hiện công tác thẩm định hỗ trợ SĐT của NHPT.
2. Nội dung thẩm định:
2.1. Thẩm định đối tượng, điều kiện hỗ trợ SĐT.
2.2. Thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ; sự phù hợp về nội dung, số liệu, trình tự ban hành các tài liệu trong hồ sơ dự án hỗ trợ SĐT.
3. Thông báo hỗ trợ SĐT:
Nếu dự án được chấp thuận hỗ trợ SĐT, NHPT có văn bản Thông báo hỗ trợ SĐT cho dự án. Nếu dự án không được chấp thuận hỗ trợ SĐT, NHPT có văn bản thông báo đến chủ đầu tư.
Như vậy,theo quy định thì nội dung thẩm định hỗ trợ sau đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm:
(1) Thẩm định đối tượng, điều kiện hỗ trợ sau đầu tư.
(2) Thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ; sự phù hợp về nội dung, số liệu, trình tự ban hành các tài liệu trong hồ sơ dự án hỗ trợ sau đầu tư.
Việc thẩm định hỗ trợ sau đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cấp tiền hỗ trợ sau đầu tư gửi đến Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm những tài liệu gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Quy chế hỗ trợ sau đầu tư ban hành kèm theo Quyết định 54/QĐ-HĐQL năm 2007 quy định về việc cấp tiền hỗ trợ sau đầu tư như sau:
Cấp tiền hỗ trợ SĐT
1. Hàng năm, NHPT thực hiện cấp tiền hỗ trợ SĐT cho chủ đầu tư tối đa mỗi quý một lần tùy theo lịch trả nợ tổ chức tín dụng, kết thúc chậm nhất vào ngày 31/12. Trường hợp trong năm chưa cấp hết tiền hỗ trợ SĐT cho các khoản trả nợ đủ điều kiện hỗ trợ SĐT (do yêu cầu của NHPT hoặc do chủ đầu tư trả nợ cuối tháng 12), chủ đầu tư đăng ký vào kế hoạch hỗ trợ SĐT năm kế tiếp.
2. Hồ sơ cấp tiền hỗ trợ SĐT:
Ngoài bộ hồ sơ đã gửi đến NHPT theo quy định tại Điều 9 Quy chế này, mỗi lần đề nghị cấp hỗ trợ SĐT, chủ đầu tư gửi đến NHPT các tài liệu sau:
2.1. Giấy đề nghị cấp tiền hỗ trợ SĐT, trong đó có cam kết của chủ đầu tư về việc đang quản lý tài sản cố định hình thành từ vốn vay của dự án được hỗ trợ SĐT (bản chính);
2.2. Bảng kê số vốn trả nợ cho TCTD (bản chính, nếu có từ 02 tờ rời trở lên phải đóng dấu giáp lai).
3. Cấp tiền hỗ trợ SĐT:
Tổng giám đốc NHPT quy định cụ thể trình tự kiểm tra hồ sơ và thực hiện cấp hỗ trợ SĐT.
Như vậy, theo quy định thì ngoài bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ sau đầu tư đã gửi đến Ngân hàng Phát triển Việt Nam, mỗi lần đề nghị cấp hỗ trợ sau đầu tư, chủ đầu tư còn phải gửi đến Ngân hàng Phát triển hồ sơ cấp tiền hỗ trợ sau đầu tư.
Hồ sơ cấp tiền hỗ trợ sau đầu tư gửi đến Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm những tài liệu sau:
(1) Giấy đề nghị cấp tiền hỗ trợ sau đầu tư, trong đó có cam kết của chủ đầu tư về việc đang quản lý tài sản cố định hình thành từ vốn vay của dự án được hỗ trợ sau đầu tư (bản chính);
(2) Bảng kê số vốn trả nợ cho tổ chức tín dụng (bản chính, nếu có từ 02 tờ rời trở lên phải đóng dấu giáp lai).
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quyền ngừng cấp tiền hỗ trợ sau đầu tư cho chủ đầu tư trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Quy chế hỗ trợ sau đầu tư ban hành kèm theo Quyết định 54/QĐ-HĐQL năm 2007 quy định về quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng Phát triển như sau:
Quyền và nghĩa vụ của NHPT
1. NHPT có quyền:
1.1. Kiểm tra hồ sơ dự án: kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của các tài liệu tại hồ sơ đề nghị hỗ trợ SĐT, hồ sơ cấp tiền hỗ trợ SĐT do chủ đầu tư gửi đến NHPT theo quy định tại Quy chế này; Yêu cầu chủ đầu tư giải trình, bổ sung tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ hỗ trợ SĐT (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật và của NHPT tại Quy chế này.
1.2. Kiểm tra tại địa điểm thực hiện dự án: kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định hình thành từ vốn vay đang được hỗ trợ SĐT, tình hình sản xuất kinh doanh theo dự án của chủ đầu tư.
1.3. Từ chối, tạm ngừng, ngừng cấp tiền hỗ trợ SĐT, áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi số tiền hỗ trợ SĐT đã cấp nếu phát hiện chủ đầu tư vi phạm hợp đồng hỗ trợ SĐT đã ký hoặc Quy chế này; chủ đầu tư mất khả năng thanh toán số nợ vay của tổ chức tín dụng; chủ đầu tư giải thể, phá sản hoặc ngừng hoạt động; chủ đầu tư không còn sở hữu tài sản cố định hình thành từ vốn vay đang được hỗ trợ SĐT.
...
Như vậy, theo quy định thì ngân hàng Phát triển Việt Nam được quyền ngừng cấp tiền hỗ trợ sau đầu tư cho chủ đầu tư trong các trường hợp sau đây:
(1) Phát hiện chủ đầu tư vi phạm hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư đã ký hoặc Quy chế hỗ trợ sau đầu tư ban hành kèm theo Quyết định 54/QĐ-HĐQL năm 2007.
(2) Chủ đầu tư mất khả năng thanh toán số nợ vay của tổ chức tín dụng;
(3) Chủ đầu tư giải thể, phá sản hoặc ngừng hoạt động;
(4) Chủ đầu tư không còn sở hữu tài sản cố định hình thành từ vốn vay đang được hỗ trợ sau đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?