Hồ sơ cách chức Kiểm sát viên là công chức ngành Kiểm sát có bắt buộc phải cung cấp tài liệu kết luận vi phạm của người đó không?
- Hồ sơ cách chức Kiểm sát viên là công chức ngành Kiểm sát có bắt buộc phải cung cấp tài liệu xác minh, kết luận vi phạm của người bị xem xét cách chức không?
- Quy trình cách chức Kiểm sát viên là công chức ngành Kiểm sát được thực hiện ra sao?
- Kiểm sát viên là công chức ngành Kiểm sát bị cách chức trong những trường hợp nào?
Hồ sơ cách chức Kiểm sát viên là công chức ngành Kiểm sát có bắt buộc phải cung cấp tài liệu xác minh, kết luận vi phạm của người bị xem xét cách chức không?
Theo khoản 3 Điều 24 Quy chế về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định trình tự cách chức Điều tra viên là công chức Viện kiểm sát được thực hiện theo 05 bước, cụ thể như sau:
Cách chức
...
3. Hồ sơ cách chức gồm các tài liệu sau:
a) Bản kiểm điểm của người bị xem xét cách chức;
b) Biên bản họp cơ quan, đơn vị kiểm điểm vi phạm của người bị xem xét cách chức;
c) Biên bản họp Hội đồng kỷ luật cơ quan, đơn vị (nếu có);
d) Biên bản họp Ủy ban kiểm sát, Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên, Hội đồng tuyển chọn Kiểm tra viên (nếu có);
đ) Các tài liệu xác minh, kết luận vi phạm của người bị xem xét cách chức và các tài liệu khác có liên quan;
e) Văn bản của Ban cán sự đảng, cấp ủy địa phương đối với trường hợp cách chức Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
g) Văn bản đề nghị cách chức của cấp có thẩm quyền.
Chiếu theo quy định này thì hồ sơ cách chức Kiểm sát viên là công chức ngành Kiểm sát bắt buộc phải cung cấp tài liệu xác minh, kết luận vi phạm của người bị xem xét cách chức.
Hồ sơ cách chức Kiểm sát viên là công chức ngành Kiểm sát có bắt buộc phải cung cấp tài liệu kết luận vi phạm của người đó không? (hình từ internet)
Quy trình cách chức Kiểm sát viên là công chức ngành Kiểm sát được thực hiện ra sao?
Cũng tại Điều 24 Quy chế về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định trình tự cách chức Điều tra viên là công chức Viện kiểm sát được thực hiện theo 05 bước, cụ thể như sau:
Bước 1: Người bị xem xét cách chức có bản kiểm điểm;
Bước 2: Cơ quan, đơn vị nơi người bị xem xét cách chức tổ chức kiểm tra, xác minh vi phạm và kiểm điểm làm rõ sai phạm của người bị đề nghị cách chức;
Bước 3: Cơ quan, đơn vị nơi người bị xem xét cách chức họp, đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định;
Bước 4: Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát các cấp họp, xem xét việc cách chức Kiểm sát viên, Kiểm tra viên các ngạch; Tập thể lãnh đạo Cơ quan điều tra họp, xem xét việc cách chức Điều tra viên, Cán bộ điều tra;
Bước 5: Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp, xem xét đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước cách chức Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân các cấp đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm tra viên cao cấp, Kiểm tra viên chính của cấp mình;
+ Trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp cách chức Kiểm tra viên của cấp mình.
+ Tập thể lãnh đạo Cơ quan điều tra đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cách chức Điều tra viên, Cán bộ điều tra.
Kiểm sát viên là công chức ngành Kiểm sát bị cách chức trong những trường hợp nào?
Theo Điều 24 Quy chế về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Cách chức
1. Công chức bị cách chức khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Kiểm sát viên bị cách chức theo quy định tại Điều 89 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; Điều tra viên, Cán bộ điều tra bị cách chức theo quy định tại Điều 56 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015; Kiểm tra viên bị cách chức theo Điều 8 Nghị quyết số 924/2015/UBTVQH13 ngày 13/5/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
b) Công chức bị cách chức chức vụ, chức danh theo quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức và quy định của pháp luật đối với từng chức vụ, chức danh cụ thể.
...
Theo quy định này thì Kiểm sát viên là công chức ngành Kiểm sát bị cách chức nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 89 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, cụ thể như sau:
- Vi phạm trong khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
- Vi phạm những việc Kiểm sát viên không được làm quy định tại Điều 84 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;
- Vi phạm về phẩm chất đạo đức;
- Có hành vi vi phạm pháp luật khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?