Hồ sơ bệnh án đối với người bệnh tử vong tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được lưu trữ bao nhiêu năm?
Hồ sơ bệnh án đối với người bệnh tử vong tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được lưu trữ bao nhiêu năm?
Tại khoản 3 Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau:
Hồ sơ bệnh án
...
3. Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án được quy định như sau:
a) Hồ sơ bệnh án được lưu trữ theo các cấp độ mật của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú được lưu trữ ít nhất 10 năm; hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt được lưu trữ ít nhất 15 năm; hồ sơ bệnh án đối với người bệnh tâm thần, người bệnh tử vong được lưu trữ ít nhất 20 năm;
...
Theo đó, việc lưu trữ hồ sơ bệnh án đối với người bệnh tử vong được lưu trữ ít nhất 20 năm.
Tải về mẫu tóm tắt hồ sơ bệnh án mới nhất 2023: Tại Đây
Người bệnh tử vong (Hình từ Internet)
Nội dung Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm mấy phần?
Căn cứ tiểu mục 4 Mục A Hướng dẫn ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong ban hành kèm theo Quyết định 1921/QĐ-BYT năm 2022 quy định như sau:
KHÁI NIỆM TỬ VONG VÀ NGUYÊN NHÂN TỬ VONG
4. Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
...
Nội dung phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong gồm 3 phần:
Thông tin hành chính: quan trọng nhất là tuổi, giới tính, địa chỉ để thống kê ca tử vong, cơ sở khám chữa bệnh tiếp nhận và lập phiếu, nơi tử vong: tại cơ sở y tế, tử vong trên đường đến cơ sở y tế, tiên lượng tử vong xin về hay tử vong tại nhà.
Phần A: Thông tin y tế liên quan đến nguyên nhân tử vong.
+ Mục 1, phần A: ghi chuỗi sự kiện gây tử vong.
+ Mục 2, phần A: yếu tố nguy cơ, bệnh lý góp phần gây tử vong.
Phần B: Một số thông tin liên quan đến tử vong như hình thức tử vong, thông tin bổ sung trong một số trường hợp tử vong do nguyên nhân bên ngoài, tử vong mẹ, tử vong sơ sinh.
Ngoài ra đối với một số nguyên nhân tử vong cụ thể tuỳ theo mục đích thống kê cần ghi nhận thêm một số thông tin bổ sung, ví dụ đối với tử vong do COVID-19 cần thu thập thêm thông tin về tình trạng tiêm vắc-xin, các thuốc kháng vi-rút đã sử dụng.
...
Theo đó, nội dung Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong gồm 3 phần được quy định như sau:
Thông tin hành chính: quan trọng nhất là tuổi, giới tính, địa chỉ để thống kê ca tử vong, cơ sở khám chữa bệnh tiếp nhận và lập phiếu, nơi tử vong: tại cơ sở y tế, tử vong trên đường đến cơ sở y tế, tiên lượng tử vong xin về hay tử vong tại nhà.
Phần A: Thông tin y tế liên quan đến nguyên nhân tử vong.
+ Mục 1, phần A: ghi chuỗi sự kiện gây tử vong.
+ Mục 2, phần A: yếu tố nguy cơ, bệnh lý góp phần gây tử vong.
Phần B: Một số thông tin liên quan đến tử vong như hình thức tử vong, thông tin bổ sung trong một số trường hợp tử vong do nguyên nhân bên ngoài, tử vong mẹ, tử vong sơ sinh.
Ngoài ra đối với một số nguyên nhân tử vong cụ thể tuỳ theo mục đích thống kê cần ghi nhận thêm một số thông tin bổ sung, ví dụ đối với tử vong do COVID-19 cần thu thập thêm thông tin về tình trạng tiêm vắc-xin, các thuốc kháng vi-rút đã sử dụng.
Đối với người bệnh tử vong không có người nhận được giải quyết như thế nào?
Theo khoản 6 Điều 64 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau:
Giải quyết đối với người bệnh không có người nhận
...
6. Đối với người bệnh tử vong không có người nhận, sau khi thực hiện quy định tại Điều 65 của Luật này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải chụp ảnh, lưu giữ mô để xác định danh tính, làm thủ tục khai tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch và tổ chức mai táng.
Theo đó, đối với người bệnh tử vong không có người nhận, sau khi thực hiện quy định tại Điều 65 của Luật này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải chụp ảnh, lưu giữ mô để xác định danh tính, làm thủ tục khai tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch và tổ chức mai táng.
Cụ thể tại Điều 65 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau:
Giải quyết đối với người bệnh tử vong
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Cấp giấy chứng tử;
b) Tiến hành kiểm thảo tử vong trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi người bệnh tử vong;
c) Giao người hành nghề trực tiếp điều trị hoặc phụ trách ca trực lập hồ sơ tử vong, trong đó ghi rõ diễn biến bệnh, cách xử lý, thời gian và nguyên nhân tử vong;
d) Lưu trữ hồ sơ tử vong theo quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật này.
2. Đối với trường hợp tử vong trước khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được giải quyết như sau:
a) Đối với người có giấy tờ tùy thân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo cho thân nhân của hộ để tổ chức mai táng;
b) Đối với người không có giấy tờ tùy thân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để tìm người nhà của người bệnh.
Trường hợp không có giấy tờ tùy thân hoặc có giấy tờ tùy thân nhưng không có người nhận, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo quản thi thể, chụp ảnh và thông báo cho cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở.
Trường hợp không có người nhận, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan lao động, thương binh và xã hội trên địa bàn để các cơ quan này tổ chức mai táng.
3. Việc xác định người bệnh đã tử vong và thời hạn bảo quản thi thể được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?