Hộ kinh doanh vay để phát triển nông thôn mà không có tài sản bảo đảm thì được vay tối đa bao nhiêu?
Hộ kinh doanh vay để phát triển nông thôn mà không có tài sản bảo đảm thì được vay tối đa bao nhiêu?
Hộ kinh doanh vay để phát triển nông thôn mà không có tài sản bảo đảm thì được vay tối đa bao nhiêu, thì theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 Nghị định 55/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 116/2018/NĐ-CP như sau:
Cơ chế bảo đảm tiền vay
1. Tổ chức tín dụng được xem xét cho khách hàng vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm theo các mức như sau:
a) Tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (trừ trường hợp nêu tại điểm c khoản 2 Điều này;
b) Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn;
c) Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm;
d) Tối đa 300 triệu đồng đối với tổ hợp tác và hộ kinh doanh;
đ) Tối đa 500 triệu đồng đối với hộ nuôi trồng thủy sản, hộ khai thác hải sản xa bờ có ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với tổ chức chế biến và xuất khẩu trực tiếp;
e) Tối đa 01 tỷ đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
g) Tối đa 02 tỷ đồng đối với hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ; các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản; liên hiệp hợp tác xã hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp không bao gồm các đối tượng thuộc Điểm h Khoản 2 Điều này;
h) Tối đa 03 tỷ đồng đối với liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ.
3. Các đối tượng khách hàng được vay không có tài sản bảo đảm quy định tại Khoản 2 Điều này phải nộp cho tổ chức tín dụng cho vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với các đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Khách hàng chỉ được sử dụng giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp để vay vốn tại một tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng giấy xác nhận trên để vay không có tài sản bảo đảm theo quy định tại Nghị định này.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hộ kinh doanh vay để phát triển nông thôn mà không có tài sản bảo đảm thì được vay tối đa là 300 triệu đồng.
Hộ kinh doanh vay để phát triển nông thôn mà không có tài sản bảo đảm thì được vay tối đa bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Lãi suất cho vay của ngân hàng đối với hộ kinh doanh vay để phát triển nông thôn được quy định như thế nào?
Lãi suất cho vay của ngân hàng đối với hộ kinh doanh vay để phát triển nông thôn được quy định tại Điều 10 Nghị định 55/2015/NĐ-CP như sau:
Lãi suất cho vay
1. Lãi suất cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn do khách hàng và tổ chức tín dụng thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ.
2. Trường hợp các chương trình tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ thì mức lãi suất và phương thức hỗ trợ thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Những khoản cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn từ nguồn vốn của Chính phủ hoặc các tổ chức, cá nhân ủy thác thì mức lãi suất được thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc theo thỏa thuận với bên ủy thác.
Như vậy, theo quy định trên thì lãi suất cho vay do ngân hàng và hộ kinh doanh vay để phát triển nông thôn thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ.
Hộ kinh doanh vay để phát triển nông thôn thực hiện như thế nào?
Hộ kinh doanh vay để phát triển nông thôn thực hiện được quy định tại Điều 24 Nghị định 55/2015/NĐ-CP như sau:
- Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp.
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi vay theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng.
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật có liên quan khi vay vốn tại tổ chức tín dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?