Hộ kinh doanh nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp được hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm không?
Nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp có mã ngành kinh tế bao nhiêu?
Nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp có mã ngành kinh tế được quy định tại STT 01 Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg như sau:
013: Nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp
0131- 01310: Nhân và chăm sóc cây giống hàng năm
Nhóm này gồm:
Hoạt động sản xuất hạt giống, gieo ươm các loại giống cây hàng năm như: sản xuất lúa giống; giống cây su hào, bắp cải, xúp lơ, cà chua, giống nấm...
0132- 01320: Nhân và chăm sóc cây giống lâu năm
Nhóm này gồm:
- Hoạt động sản xuất giống cây lâu năm như giâm cành, tạo chồi, cấy ghép chồi, tạo cây con để nhân giống cây trực tiếp hoặc tạo từ các gốc ghép cành thành các chồi non để cho ra sản phẩm cuối cùng là cây giống.
- Gieo ươm, cấy ghép, cắt cành và giâm cành các loại cây cảnh.
Loại trừ: Ươm giống cây lâm nghiệp được phân vào nhóm 02104 (Ươm giống cây lâm nghiệp).
Theo quy định trên, nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp có mã ngành kinh tế là 013.
Cây giống nông nghiệp (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp gồm những gì?
Tài liệu trong hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Đăng ký hộ kinh doanh
1. Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
2. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
3. Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
4. Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
5. Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.
Theo đó, hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp gồm những tài liệu sau:
(1) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
(2) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
(3) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
(4) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp được hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm không?
Việc hộ kinh doanh nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp được hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm không, theo quy định tại Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
1. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Như vậy, hộ kinh doanh nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh.
Đồng thời hộ kinh doanh phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?