Hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ vũ trường không được hoạt động vũ trường sau 23 giờ đêm có đúng không?
- Hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ vũ trường không được hoạt động vũ trường sau 23 giờ đêm đúng không?
- Hộ kinh doanh dịch vụ vũ trường hoạt động ngoài thời gian được phép hoạt động theo quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp hộ kinh doanh dịch vụ vũ trường ngoài thời gian được phép hoạt động theo quy định là bao lâu?
Hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ vũ trường không được hoạt động vũ trường sau 23 giờ đêm đúng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định về trách nhiệm về hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ vũ trường như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ vũ trường
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 6 Nghị định này, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh có trách nhiệm:
1. Không được hoạt động từ 02 giờ sáng đến 08 giờ sáng.
2. Không cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi.
3. Trường hợp có chương trình biểu diễn nghệ thuật phải thực hiện theo quy định của pháp luật về biểu diễn nghệ thuật.
Theo quy định trên thì hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ vũ trường có trách nhiệm là không được hoạt động từ 02 giờ sáng đến 08 giờ sáng.
Như vậy, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ vũ trường được hoạt động vũ trường sau 23 giờ đêm nhưng không được hoạt động quá 02 giờ sáng hôm sau.
Hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ vũ trường không được hoạt động vũ trường sau 23 giờ đêm có đúng không? (Hình từ internet)
Hộ kinh doanh dịch vụ vũ trường hoạt động ngoài thời gian được phép hoạt động theo quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 6 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ vũ trường như sau:
Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường
...
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường không bảo đảm diện tích theo quy định;
b) Đặt chốt cửa bên trong phòng hát karaoke, phòng vũ trường;
c) Đặt thiết bị báo động, trừ các thiết bị báo cháy nổ tại địa điểm kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường;
d) Không bảo đảm hình ảnh phù hợp với lời bài hát thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) hoặc với văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam trong phòng hát karaoke;
đ) Không điều chỉnh giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường trong trường hợp thay đổi về số lượng phòng hoặc thay đổi chủ sở hữu;
e) Kinh doanh dịch vụ vũ trường trong khoảng thời gian từ 02 giờ đến 8 giờ mỗi ngày;
g) Kinh doanh dịch vụ vũ trường ở địa điểm cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa dưới 200 mét.
...
Và căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP) quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
...
Theo đó, hộ kinh doanh dịch vụ vũ trường ngoài thời gian được phép hoạt động theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài ra, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nói trên (Theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP).
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp hộ kinh doanh dịch vụ vũ trường ngoài thời gian được phép hoạt động theo quy định là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp hộ kinh doanh dịch vụ vũ trường ngoài thời gian được phép hoạt động theo quy định là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?