Hộ gia đình có người là lao động chính bị mất tích do lũ lụt cuốn trôi thì có được Nhà nước hỗ trợ không?
- Hộ gia đình có người là lao động chính bị mất tích do lũ lụt cuốn trôi thì có được Nhà nước hỗ trợ không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có thẩm quyền quyết định việc hỗ trợ hộ gia đình có người là lao động chính bị mất tích do lũ lụt cuốn trôi không?
- Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng dựa trên những cơ sở nào?
Hộ gia đình có người là lao động chính bị mất tích do lũ lụt cuốn trôi thì có được Nhà nước hỗ trợ không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về việc hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất như sau:
Hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất
1. Hộ gia đình có người là lao động chính bị chết, mất tích hoặc hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất chính do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác dẫn đến mất việc làm thì được xem xét trợ giúp tạo việc làm, phát triển sản xuất theo quy định hiện hành.
2. Trường hợp đặc biệt khẩn cấp, nghiêm trọng, việc hỗ trợ các nội dung quy định tại các Điều 12, 13 và 14 Nghị định này thực hiện theo quy trình, thủ tục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, bỏ qua bước bình xét, bảo đảm chi trả cho đối tượng kịp thời, đúng đối tượng, đúng định mức, công khai và minh bạch.
Như vậy, hộ gia đình có người là lao động chính bị chết hoặc mất tích do lũ lụt cuốn trôi thì sẽ được xem xét trợ giúp tạo việc làm, phát triển sản xuất theo quy định hiện hành.
Hộ gia đình có người là lao động chính bị mất tích do lũ lụt cuốn trôi thì có được Nhà nước hỗ trợ không? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có thẩm quyền quyết định việc hỗ trợ hộ gia đình có người là lao động chính bị mất tích do lũ lụt cuốn trôi không?
Căn cứ theo điểm đ khoản 3 Điều 12 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước
...
3. Thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trưởng thôn, bản, phum, sóc, ấp, cụm, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là Trưởng thôn) lập danh sách hộ gia đình và số người trong hộ gia đình thiếu đói, thiếu nhu yếu phẩm thiết yếu cần hỗ trợ theo các Mẫu số 5a và 5b ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trưởng thôn chủ trì hợp với đại diện của các tổ chức có liên quan trong thôn để xem xét các trường hợp hộ gia đình, số người trong hộ gia đình thiếu đói, nhu yếu phẩm thiết yếu trong danh sách và hoàn thiện, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Trưởng thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính;
e) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp thiếu nguồn lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính;
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền xem xét, quyết định hỗ trợ đối với hộ gia đình có người là lao động chính bị mất tích do lũ lụt cuốn trôi.
Lưu ý:
Trong trường hợp thiếu nguồn lực thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính.
Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng dựa trên những cơ sở nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định như sau:
Phương án ứng phó thiên tai
1. Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Các loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai có khả năng xảy ra tại địa phương và lĩnh vực quản lý;
b) Năng lực ứng phó thiên tai của tổ chức, cá nhân;
c) Khả năng phối hợp và hỗ trợ của các lực lượng và chính quyền các cấp.
2. Phương án ứng phó thiên tai bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm;
b) Sơ tán, bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất;
c) Bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc;
d) Phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
đ) Nguồn nhân lực ứng phó thiên tai;
e) Dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm.
3. Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng ở địa phương, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức khác; phương án ứng phó thiên tai được rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm.
Theo đó, phương án ứng phó thiên tai được xây dựng dựa trên các căn cứ sau đây:
- Các loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai có khả năng xảy ra tại địa phương và lĩnh vực quản lý;
- Năng lực ứng phó thiên tai của tổ chức, cá nhân;
- Khả năng phối hợp và hỗ trợ của các lực lượng và chính quyền các cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?