Hộ đê là gì? Ai có thẩm quyền huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê và tổ chức hộ đê là trách nhiệm của cơ quan nào?
Hộ đê là gì?
Căn cứ theo khoản 17 Điều 3 Luật Đê điều 2006 quy định như sau:
Hộ đê là hoạt động nhằm bảo đảm an toàn cho đê điều, bao gồm cả việc cứu hộ các công trình liên quan đến an toàn của đê điều.
Theo đó, hộ đê là hoạt động nhằm bảo đảm an toàn cho đê điều, bao gồm cả việc cứu hộ các công trình liên quan đến an toàn của đê điều.
Tổ chức hộ đê là trách nhiệm của cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 36 Luật Đê điều 2006, điểm d khoản 7 Điều 2 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định như sau:
Trách nhiệm tổ chức hộ đê
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp đối phó với lũ, lụt, bão trong trường hợp khẩn cấp, chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc hộ đê để bảo đảm an toàn đê điều.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chỉ đạo công tác hộ đê.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm dự báo khí tượng, thủy văn.
4. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo để bảo đảm Quân đội là lực lượng chủ lực thực hiện nhiệm vụ hộ đê, phân lũ, làm chậm lũ.
5. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm lập và thực hiện phương án hộ đê, cứu hộ công trình có liên quan đến an toàn đê thuộc phạm vi quản lý của mình và tham gia thực hiện hộ đê tại địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
6. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng và phê duyệt các phương án hộ đê, tổ chức thực hiện việc hộ đê để bảo đảm an toàn đê điều.
7. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chỉ đạo việc cảnh báo và các biện pháp đối phó với lũ, lụt, bão.
Theo đó, tổ chức hộ đê là trách nhiệm của cơ quan sau đây:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp đối phó với lũ, lụt, bão trong trường hợp khẩn cấp, chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc hộ đê để bảo đảm an toàn đê điều.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chỉ đạo công tác hộ đê.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm dự báo khí tượng, thủy văn.
- Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo để bảo đảm Quân đội là lực lượng chủ lực thực hiện nhiệm vụ hộ đê, phân lũ, làm chậm lũ.
- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm lập và thực hiện phương án hộ đê, cứu hộ công trình có liên quan đến an toàn đê thuộc phạm vi quản lý của mình và tham gia thực hiện hộ đê tại địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng và phê duyệt các phương án hộ đê, tổ chức thực hiện việc hộ đê để bảo đảm an toàn đê điều.
- Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chỉ đạo việc cảnh báo và các biện pháp đối phó với lũ, lụt, bão.
Tổ chức hộ đê (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê?
Tại khoản 2 Điều 35 Luật Đê điều 2006, điểm b và điểm c khoản 7 Điều 2 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Trưởng ban Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh có quyền huy động kịp thời lực lượng, vật tư, phương tiện của Nhà nước, của địa phương, của tổ chức, cá nhân trên địa bàn để cứu hộ, bảo đảm an toàn đê điều; được phép huy động vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão của trung ương trên địa bàn; trong trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo để Thủ tướng Chính phủ quyết định huy động;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trưởng ban Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện có quyền huy động kịp thời lực lượng, vật tư, phương tiện của địa phương, của tổ chức, cá nhân trên địa bàn để cứu hộ, bảo đảm an toàn đê điều; trong trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định huy động;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền huy động kịp thời lực lượng, vật tư, phương tiện của địa phương, của tổ chức, cá nhân trên địa bàn để xử lý ngay giờ đầu sự cố đê điều; trong trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định huy động;
- Khi xảy ra sự cố có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến an toàn đê điều, Trưởng ban Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Thủ trưởng cơ quan trung ương là thành viên Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai có quyền ra lệnh huy động lực lượng, vật tư, phương tiện của tổ chức, cá nhân để hộ đê và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
- Trường hợp khẩn cấp chống lũ, lụt, bão, thiên tai khác mà cần phải sử dụng đất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có quyền trưng dụng đất.
Việc trưng dụng đất, trả lại đất và bồi thường cho người có đất bị trưng dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 23/2024 quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ của Bộ Công Thương từ 1/1/2025 ra sao?
- Nghị định 72/2024 về giảm 2% thuế GTGT đến khi nào? Năm 2025 có tiếp tục giảm 2% thuế GTGT không?
- Thời hạn thực hiện các bước trong quá trình tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết hồ sơ TTHC tại cơ quan thuế?
- Giảm lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực trồng trọt theo quy định mới?
- Đáp án tự luận cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS và THPT năm học 2024 2025 hay, chọn lọc?