Hình thức xử lý kỷ luật công chức biệt phái sẽ do cơ quan biệt phái hay cơ quan quản lý của công chức đó quyết định?
Hình thức xử lý kỷ luật công chức biệt phái sẽ do cơ quan biệt phái hay cơ quan quản lý của công chức đó quyết định?
Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức được quy định tại Điều 24 Nghị định 112/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoàn 10 Điều 1 Nghị định 71/2023//NĐ-CP) như sau:
Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức
1. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
2. Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp thẩm quyền quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định này.
Đối với công chức cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi chủ trì tổ chức họp kiểm điểm theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 26 Nghị định này.
3. Đối với công chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, thống nhất hình thức kỷ luật với cơ quan cử biệt phái trước khi quyết định hình thức kỷ luật. Trường hợp kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc thì căn cứ vào đề xuất của Hội đồng xử lý kỷ luật, cơ quan cử biệt phái ra quyết định buộc thôi việc.
Hồ sơ, quyết định kỷ luật công chức biệt phái phải được gửi về cơ quan quản lý công chức biệt phái.
4. Đối với công chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thì thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
Theo quy định vừa nêu trên thì hình thức xử lý kỷ luật công chức biệt phái sẽ do cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái cùng thống nhất với cơ quan quản lý của công chức đó.
Hình thức xử lý kỷ luật công chức biệt phái sẽ do cơ quan biệt phái hay cơ quan quản lý của công chức đó quyết định? (Hình từ Internet)
Phiên họp kiểm điểm công chức biệt phái phải có sự tham gia của những ai?
Thành phần tham dự cuộc họp kiểm điểm công chức được quy định tại Điều 26 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức họp kiểm điểm công chức
...
2. Thành phần tham dự cuộc họp kiểm điểm
a) Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác là đơn vị cấu thành thì thành phần dự họp là toàn thể công chức của đơn vị cấu thành; đại diện lãnh đạo, cấp ủy, công đoàn, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức.
b) Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức không có đơn vị cấu thành thì thành phần dự họp kiểm điểm là toàn thể công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức.
c) Trường hợp người bị kiểm điểm là công chức được cử biệt phái thì ngoài thành phần quy định tại điểm a, điểm b khoản này còn phải có đại diện lãnh đạo của cơ quan cử công chức biệt phái.
d) Trường hợp người bị kiểm điểm là công chức cấp xã thì thành phần dự họp là đại diện lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, đại diện tổ chức chính trị - xã hội có liên quan và toàn thể công chức của Ủy ban nhân dân cấp xã.
…
Như vậy, phiên họp kiểm điểm công chức biệt phái phải có sự tham gia của những đối tượng sau:
(1) Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác là đơn vị cấu thành:
- Toàn thể công chức của đơn vị cấu thành;
- Đại diện lãnh đạo, cấp ủy, công đoàn, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức;
- Đại diện lãnh đạo của cơ quan cử công chức biệt phái.
(2) Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức không có đơn vị cấu thành:
- Toàn thể công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức.
- Đại diện lãnh đạo của cơ quan cử công chức biệt phái.
Thời hạn biệt phái công chức là bao nhiêu năm theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn biệt phái công chức như sau:
Biệt phái công chức
1. Biệt phái công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
b) Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
2. Thời hạn biệt phái công chức không quá 03 năm, trừ trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Công chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái, nhưng vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức cử biệt phái, kể cả trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được biệt phái đến giữ vị trí lãnh đạo, quản lý tương đương với chức vụ hiện đang đảm nhiệm.
..
Từ quy định trên thì thời hạn biệt phái công chức không được quá 03 năm, trừ trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?
- Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024?