Hình thức xử lý kỷ luật bãi nhiệm được áp dụng đối với người đại diện phần vốn nhà nước trong trường hợp nào?

Cho tôi hỏi, người đại điện vốn nhà nước có bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm? Hình thức xử lý kỷ luật bãi nhiệm được áp dụng đối với người đại diện phần vốn nhà nước trong trường hợp nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của chị L (An Giang).

Người đại điện vốn nhà nước có bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm như sau:

Hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm
1. Hình thức kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
2. Hình thức kỷ luật đối với người đại diện vốn nhà nước gồm: Khiển trách, cảnh cáo, bãi nhiệm, buộc thôi việc.
...

Như vậy, theo quy định nêu trên thì có 04 hình thức kỷ luật được áp dụng đối với người đại diện phần vốn nhà nước bao gồm:

(1) Khiển trách;

(2) Cảnh cáo;

(3) Bãi nhiệm;

(4) Buộc thôi việc.

Do đó, người đại điện vốn nhà nước có bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm.

Hình thức kỷ luật bãi nhiệm được áp dụng đối với người đại diện phần vốn nhà nước trong trường hợp nào?

Hình thức kỷ luật bãi nhiệm được áp dụng đối với người đại diện phần vốn nhà nước trong trường hợp nào? (Hình từ Internet).

Hình thức xử lý kỷ luật bãi nhiệm được áp dụng đối với người đại diện phần vốn nhà nước trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 62 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về áp dụng hình thức kỷ luật cách chức, bãi nhiệm như sau:

Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức, bãi nhiệm
Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên hoặc kỷ luật bãi nhiệm áp dụng đối với người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 60 Nghị định này nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
2. Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 61 Nghị định này.
3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ hoặc được cử làm đại diện phần vốn nhà nước.

Như vậy, hình thức kỷ luật bãi nhiệm được áp dụng đối với người đại diện phần vốn nhà nước trong trường hợp sau:

- Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp dưới đây nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ:

+ Vi phạm quy định về kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của đơn vị.

+ Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi.

+ Không chấp hành quyết định của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong đơn vị.

+ Vi phạm quy định của pháp luật về: Phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

+ Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

+ Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

+ Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ, quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ.

+ Vi phạm quy định của pháp luật về: Doanh nghiệp, đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

+ Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của Đảng và của pháp luật liên quan đến người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước.

- Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng;

+ Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.

- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ hoặc được cử làm đại diện phần vốn nhà nước.

Xử lý kỷ luật đối với người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện qua mấy bước?

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật được quy định tại Điều 64 Nghị định 159/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật
1. Việc xử lý kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện theo các bước sau đây:
a) Tổ chức họp kiểm điểm;
b) Thành lập Hội đồng kỷ luật;
c) Ra quyết định kỷ luật.
2. Trường hợp xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Nghị định này hoặc trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

Như vậy, theo quy định nêu trên, việc xử lý kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện theo 3 bước sau đây:

Bước 1: Tổ chức họp kiểm điểm;

Bước 2: Thành lập Hội đồng kỷ luật;

Bước 3: Ra quyết định kỷ luật.

Cần lưu ý rằng, trường hợp người đại diện phần vốn nhà nước bị xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Nghị định 159/2020/NĐ-CP hoặc người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện Bước 1 và Bước 2 nên trên.

Người đại diện phần vốn nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người đại diện phần vốn nhà nước là gì?
Pháp luật
Điều kiện cử làm người đại diện phần vốn nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là gì? Hồ sơ cử người đại diện phần vốn nhà nước bao gồm các giấy tờ gì?
Pháp luật
Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có được điều hành và làm quản lý Công ty cổ phần khác không?
Pháp luật
Hình thức xử lý kỷ luật bãi nhiệm được áp dụng đối với người đại diện phần vốn nhà nước trong trường hợp nào?
Pháp luật
Người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Pháp luật
Thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có bắt buộc phải là công chức, viên chức hay không?
Pháp luật
Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần là ai? Phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Người đại diện phần vốn nhà nước được lùi thời điểm nghỉ hưu lại bao lâu khi thời điểm nghỉ hưu trùng với ngày nghỉ Tết Nguyên đán?
Pháp luật
Người đại diện phần vốn nhà nước của doanh nghiệp không chuyên trách tại công ty cổ phần được hưởng tiền lương, thù lao thế nào?
Pháp luật
Người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách của doanh nghiệp nhà nước được tham gia đại diện phần vốn nhà nước tại bao nhiêu doanh nghiệp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người đại diện phần vốn nhà nước
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
580 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người đại diện phần vốn nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người đại diện phần vốn nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào