Hình thức tự thực hiện trong đấu thầu có phải là hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định pháp luật đấu thầu hay không?
Hình thức tự thực hiện trong đấu thầu có phải là hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định pháp luật đấu thầu hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Đấu thầu 2023 có quy định về các hình thức lựa chọn nhà thầu cụ thể như sau:
Các hình thức lựa chọn nhà thầu
1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Đấu thầu rộng rãi;
b) Đấu thầu hạn chế;
c) Chỉ định thầu;
d) Chào hàng cạnh tranh;
đ) Mua sắm trực tiếp;
e) Tự thực hiện;
g) Tham gia thực hiện của cộng đồng;
h) Đàm phán giá;
i) Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
2. Trường hợp phát sinh hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại khoản 1 Điều này, có tính ưu việt, sử dụng phương tiện điện tử tiến bộ, hiện đại, Chính phủ quy định về hình thức, quy trình, đối tượng phù hợp với tính năng mới của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu
Như vậy, các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm các hình thức nêu trên.
Theo đó, hình thức tự thực hiện là một trong những hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định pháp luật đấu thầu.
Hình thức tự thực hiện trong đấu thầu có phải là hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định pháp luật đấu thầu hay không? (Hình từ Internet).
Việc áp dụng hình thức tự thực hiện trong đấu thầu tiến hành theo quy trình thế nào?
Theo quy định tại Điều 81 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có quy định về quy trình thực hiện cụ thể như sau:
Theo đó, việc áp dụng hình thức tự thực hiện trong đấu thầu được tiến hành thông qua 4 bước:
Bước 1: Chuẩn bị phương án tự thực hiện và dự thảo thỏa thuận giao việc, văn bản giao việc:
- Phương án tự thực hiện bao gồm yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc; giá trị, thời gian thực hiện; chất lượng công việc cần thực hiện; các điều kiện nghiệm thu, thanh toán; thỏa thuận giao việc hoặc văn bản giao việc đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc hoặc đơn vị thuộc mình (gọi là đơn vị được giao thực hiện gói thầu).
- Việc chi trả lương, phụ cấp, chi phí quản lý và các chi phí khác do chủ đầu tư, đơn vị được giao thực hiện gói thầu thỏa thuận.
Bước 2: Hoàn thiện phương án tự thực hiện:
Chủ đầu tư và đơn vị được giao thực hiện gói thầu thương thảo, hoàn thiện những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất trong phương án tự thực hiện, dự thảo thỏa thuận giao việc, văn bản giao việc và các nội dung cần thiết khác.
Bước 3: Phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
Bước 4: Ký kết thỏa thuận giao việc, quản lý việc thực hiện gói thầu:
- Tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu tiến hành ký thỏa thuận giao việc với đơn vị được giao thực hiện gói thầu hoặc ban hành văn bản giao việc;
- Trường hợp pháp luật có quy định các nội dung công việc thuộc gói thầu phải được giám sát khi thực hiện thì tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu lựa chọn theo quy định của Luật Đấu thầu một nhà thầu tư vấn giám sát độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với tổ chức đó để giám sát quá trình thực hiện gói thầu;
- Trường hợp pháp luật không có quy định hoặc không có tư vấn giám sát độc lập quan tâm hoặc không lựa chọn được tư vấn giám sát độc lập do gói thầu được thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, gói thầu có giá gói thầu dưới 01 tỷ đồng thì tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu phải tự tổ chức thực hiện giám sát.
Điều kiện áp dụng hình thức tự thực hiện trong đấu thầu được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 26 Luật Đấu thầu 2023 có quy định về tự thực hiện cụ thể như sau:
Tự thực hiện
1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu được tự thực hiện gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động hoặc ngành, nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu;
b) Có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu;
c) Có phương án khả thi huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu.
2. Chủ đầu tư trực tiếp tự thực hiện gói thầu hoặc giao đơn vị hạch toán phụ thuộc, phòng, ban thuộc tổ chức đó thực hiện.
3. Tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này không được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác khối lượng công việc có giá trị từ 10% trở lên hoặc trên 50 tỷ đồng tính trên giá trị công việc quy định tại thỏa thuận giao việc.
Như vậy, theo quy định này, việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động hoặc ngành, nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu;
- Có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu;
- Có phương án khả thi huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?