Hình thức lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?
Hình thức lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 78/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
...
3. Việc lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đại diện theo quy định của pháp luật về tổ chức chính trị - xã hội, pháp luật về hội.
4. Hình thức lấy ý kiến:
a) Bằng văn bản;
b) Thông qua hội nghị, phương tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức phù hợp khác;
c) Thông qua việc đăng tải dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên cổng hoặc trang thông tin điện tử.
...
Theo đó, hình thức lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gồm:
- Bằng văn bản;
- Thông qua hội nghị, phương tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức phù hợp khác;
- Thông qua việc đăng tải dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên cổng hoặc trang thông tin điện tử.
Hình thức lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục hành chính quy định trong văn bản quy phạm pháp luật phải tuân thủ các nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 78/2025/NĐ-CP quy định thủ tục hành chính quy định trong văn bản quy phạm pháp luật phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của quy định về thủ tục hành chính;
- Minh bạch, đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện;
- Tiết kiệm thời gian và chi phí của cơ quan, tổ chức và cá nhân;
- Bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
- Bảo đảm tính liên thông giữa các thủ tục hành chính liên quan, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý;
- Bảo đảm quy định đầy đủ, cụ thể các bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính theo pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính.
Trường hợp không quy định đầy đủ, cụ thể các bộ phận cấu thành thì giao cơ quan có trách nhiệm quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan đó;
- Không yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp các thành phần hồ sơ đã có trong Cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành do cơ quan nhà nước quản lý được chia sẻ, khai thác theo quy định của pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật được dịch ra tiếng nước ngoài gồm văn bản nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 78/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số và tiếng nước ngoài
1. Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số:
a) Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc dịch và cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm chủ trì tổ chức dịch ra tiếng dân tộc thiểu số đối với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến đồng bào dân tộc thiểu số;
b) Bản dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số phải bảo đảm đúng tinh thần của văn bản được dịch, bảo đảm tính chính xác của nội dung văn bản được dịch.
2. Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài:
a) Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm, kinh doanh của người nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có thể được dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác;
b) Cơ quan chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức dịch văn bản quy phạm pháp luật quy định tại điểm a khoản này ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch;
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc dịch văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ra tiếng nước ngoài nếu thấy cần thiết;
d) Bản dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài phải bảo đảm đúng tinh thần của văn bản được dịch, bảo đảm tính chính xác của nội dung văn bản được dịch.
Như vậy, văn bản quy phạm pháp luật được dịch ra tiếng nước ngoài gồm:
- Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm, kinh doanh của người nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có thể được dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ thành lập Hội đồng thi hành án tử hình là gì? Hội đồng thi hành án tử hình giải thể khi nào?
- Hồ sơ, trình tự đề nghị cấp đổi giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân từ 15/6/2025 như thế nào?
- Trung tâm Kiểm định sản phẩm và thiết bị viễn thám có tư cách pháp nhân không? 12 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?
- Giấy phép lái xe hạng BE, CE, DE lái xe gì? Giấy phép lái xe hạng BE, CE, DE có thời hạn là bao lâu?
- Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến nông quốc gia hiện nay thế nào? Trung tâm Khuyến nông quốc gia có tư cách pháp nhân không?