Hiệu lực đối kháng là gì? Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi nào?
Hiệu lực đối kháng là gì?
Hiện nay, tại Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan không có quy định về hiệu lực đối kháng là gì.
Nhưng, hiệu lực đối kháng có thể hiểu như sau: Là khái niệm trong pháp luật dùng để chỉ khả năng mà một hành vi pháp lý hoặc một quyết định pháp lý có thể áp dụng, ràng buộc không chỉ đối với các bên trực tiếp tham gia mà còn đối với các bên thứ ba.
Theo đó, hiệu lực đối kháng còn có nghĩa là khi một giao dịch hay một quyết định pháp lý đã có hiệu lực đối kháng, các bên thứ ba, dù không trực tiếp tham gia vào giao dịch đó, cũng phải tuân theo hoặc không thể viện dẫn việc không biết đến giao dịch để phủ nhận quyền và nghĩa vụ của mình.
Trong pháp luật về dân sự thì hiệu lực đối kháng thường liên quan đến các giao dịch về quyền sở hữu tài sản.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Hiệu lực đối kháng là gì? Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi nào? (Hình từ Internet)
Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 297 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hiệu lực đối kháng với người thứ ba như sau:
Hiệu lực đối kháng với người thứ ba
1. Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.
2. Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Theo đó, biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.
Cùng với đó căn cứ theo Điều 23 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba bao gồm:
- Biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực pháp luật.
- Trường hợp biện pháp bảo đảm phải đăng ký theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan hoặc được đăng ký theo thỏa thuận hoặc được đăng ký theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm thì thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật liên quan là thời điểm biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba.
- Trường hợp không thuộc khoản 2 Điều 23 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp cầm cố tài sản, đặt cọc, ký cược phát sinh từ thời điểm bên nhận bảo đảm nắm giữ tài sản bảo đảm.
- Nắm giữ tài sản bảo đảm quy định tại khoản này là việc bên nhận bảo đảm trực tiếp quản lý, kiểm soát, chi phối tài sản bảo đảm hoặc là việc người khác quản lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nhưng bên nhận bảo đảm vẫn kiểm soát, chi phối được tài sản này.
- Trường hợp tài sản bảo đảm thuộc biện pháp bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 21/2021/NĐ-CP được giao cho người khác quản lý thì hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba phát sinh từ thời điểm:
+ Bên nhận cầm cố, bên nhận đặt cọc hoặc bên nhận ký cược nắm giữ tài sản bảo đảm;
+ Người quản lý tài sản nhận trực tiếp tài sản bảo đảm từ bên cầm cố, bên đặt cọc hoặc bên ký cược;
+ Hợp đồng bảo đảm có hiệu lực trong trường hợp người khác đang quản lý trực tiếp tài sản mà tài sản này được dùng để cầm cố, để đặt cọc hoặc để ký cược.
- Hiệu lực đối kháng của biện pháp ký quỹ với người thứ ba phát sinh từ thời điểm tài sản ký quỹ được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ.
Việc cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 310 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hiệu lực của cầm cố tài sản như sau:
Hiệu lực của cầm cố tài sản
1. Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.
Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Theo đó, việc cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.
Ngoài ra, trong trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?