Hiệp hội Nhựa Việt Nam có phải là thành viên của Diễn đàn nhựa Châu Á không? Quyền hạn của Hiệp hội là gì?
Hiệp hội Nhựa Việt Nam có phải tổ chức phi Chính phủ không?
Theo quy định tại Điều 2 Điều lệ của Hiệp hội Nhựa Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 30/2003/QĐ-BNV về Hiệp hội Nhựa Việt Nam như sau:
Hiệp hội Nhựa Việt Nam là một tổ chức tự nguyện phi Chính phủ của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nhựa, cao su (chất dẻo).
Mục đích của Hiệp hội là liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nâng cao giá trị sản phẩm; đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên; góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống của người lao động.
Theo quy định trên, Hiệp hội Nhựa Việt Nam là tổ chức tự nguyện phi Chính phủ của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nhựa, cao su (chất dẻo).
Hiệp hội Nhựa Việt Nam (Hình từ Internet)
Hiệp hội Nhựa Việt Nam có phải là thành viên của Diễn đàn nhựa Châu Á không?
Căn cứ Điều 4 Điều lệ của Hiệp hội Nhựa Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 30/2003/QĐ-BNV quy định về Hiệp hội Nhựa Việt Nam như sau:
Hiệp hội Nhựa Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước, chịu sự quản lý của Bộ Công nghiệp trong các hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... nhựa, chất dẻo theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và theo Điều lệ này.
Hiệp hội Nhựa Việt Nam là thành viên của Liên đoàn Công nghiệp nhựa các nước Asean (AFPI) và Diễn đàn nhựa Châu Á (ÁP F).
Theo đó, Hiệp hội Nhựa Việt Nam là thành viên của Liên đoàn Công nghiệp nhựa các nước Asean (AFPI) và Diễn đàn nhựa Châu Á (ÁP F).
Quyền hạn của Hiệp hội Nhựa Việt Nam là gì?
Theo Điều 5 Điều lệ của Hiệp hội Nhựa Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 30/2003/QĐ-BNV quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội:
1. Tuyên truyền giáo dục hội viên hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng, phát triển ngành Nhựa trong các thành phần kinh tế, đảm bảo vệ sinh môi trường từ các hoạt động sản xuất nhựa, chất dẻo bảo hộ an toàn lao động.
2. Đại diện cho Hội viên kiến nghị với Nhà nước về những chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích, giúp đỡ phát triển ngành nhựa, bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên, giải quyết các trường hợp, vụ việc gây thiệt hại đến quyền lợi của ngành và của hội viên; thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
3. Động viên nhiệt tình và khả năng lao động sáng tạo của hội viên; hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về nhựa trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới; đoàn kết giúp đỡ nhau trong khó khăn đời sống.
4. Hỗ trợ tư vấn cho các tổ chức và cá nhân trong Hiệp hội trong quá trình sắp xếp lại tổ chức, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp.
Cung cấp thông tin về kinh tế, thị trường, giá cả để hội viên bố trí lại sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.
5. Tổ chức các hội nghị, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các hội viên để cùng tồn tại và phát triển. Xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp với hội viên, giữa hội viên với các tổ chức kinh tế.
6. Tổ chức đào tạo bằng các hình thức thích hợp để giúp các doanh nghiệp nâng cao kiến thức và năng lực quản lý kinh doanh, nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất ngành nhựa theo quy định của pháp luật.
7. Hòa giải các bất đồng, tranh chấp giữa các hội viên thông qua thương lượng, hòa giải, hợp tác.
8. Xây dựng tổ chức Hiệp hội và phát triển hội viên, xây dựng cơ sở vật chất và mở rộng phạm vi của Hiệp hội.
Xây dựng và phát triển các mối quan hệ quốc tế với các cá nhân và tổ chức quốc tế, trong khu vực Đông Nam Á và các nước trên thế giới theo quy định của pháp luật.
9. Tổ chức các trung tâm đào tạo, dịch vụ, tư vấn... trực thuộc Hiệp hội khi có nhu cầu theo quy định của pháp luật.
10. Xuất bản tập san, các tài liệu phổ biến kỹ thuật và quản lý kinh tế theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Hiệp hội Nhựa Việt Nam có những quyền hạn được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Trong đó có quyền tổ chức đào tạo bằng các hình thức thích hợp để giúp các doanh nghiệp nâng cao kiến thức và năng lực quản lý kinh doanh, nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất ngành nhựa theo quy định của pháp luật.
Và xây dựng và phát triển các mối quan hệ quốc tế với các cá nhân và tổ chức quốc tế, trong khu vực Đông Nam Á và các nước trên thế giới theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên tiếng Anh khung trình độ quốc gia Việt Nam? Tên viết tắt tiếng Anh khung trình độ quốc gia Việt Nam?
- Nghề nghiệp là gì? Giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân đào tạo các trình độ nào?
- Thành viên bù trừ có bị từ chối thế vị giao dịch chứng khoán khi giao dịch không có số hiệu lệnh bên mua?
- Tòa án có được hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Tòa án cấp nào có thẩm quyền hủy giấy chứng nhận?
- Cơ sở cung cấp nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình cần phải đáp ứng những yêu cầu tối thiểu nào?