Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Trụ sở chính của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đặt tại đâu?

Cho tôi hỏi Hiệp hội Làng nghề Việt Nam là tổ chức gì? Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Trụ sở chính của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đặt tại đâu? Câu hỏi của anh Tiến đến từ Nha Trang.

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam là tổ chức gì?

Theo quy định tại Điều 2 Điều lệ của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 67/2005/QĐ-BNV quy định như sau:

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các làng nghề, phố nghề truyền thống của Việt Nam; các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, văn hóa và các doanh nhân, nghệ nhân, các cá nhân có tâm huyết giữ gìn, bảo tồn và phát triển các làng nghề, phố nghề.
Mục đích của Hiệp hội là:
- Tập hợp, đoàn kết các làng nghề, các tổ chức kinh tế, văn hóa, các nghệ nhân trong làng nghề, phố nghề, các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà văn hóa, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, VV... để cùng với các cơ quan Nhà nước thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về khôi phục và phát triển làng nghề.
- Góp sức bảo tồn, phát triển làng nghề Việt Nam; thực hiện liên kết, hợp tác giữa các tổ chức kinh tế nhằm hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ nâng cao giá trị sản phẩm, giá trị văn hóa các mặt hàng của làng nghề, hỗ trợ lẫn nhau trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
- Góp sức tìm các biện pháp giải quyết các khó khăn do quá trình phát triển đặt ra, bằng chính tiềm năng, sức lực trí tuệ của bản thân các làng nghề cộng với sự trợ giúp tích cực của xã hội và Nhà nước.
...

Theo đó, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các làng nghề, phố nghề truyền thống của Việt Nam; các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, văn hóa và các doanh nhân, nghệ nhân, các cá nhân có tâm huyết giữ gìn, bảo tồn và phát triển các làng nghề, phố nghề.

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có tư cách pháp nhân không?

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Trụ sở chính của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đặt tại đâu? (Hình từ Internet)

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Trụ sở chính của Hiệp hội đặt tại đâu?

Căn cứ Điều 3 Điều lệ của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 67/2005/QĐ-BNV quy định như sau:

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Trụ sở chính: tại Hà Nội, địa chỉ số nhà 14, ngõ 2, phố Hoa Lư, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Số điện thoại và Fax: 04.9745347; DĐ: 0913.239761
Email: nganhnghett@yahoo.com
Hiệp hội có thể đặt văn phòng đại diện trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Trụ sở chính: tại Hà Nội, địa chỉ số nhà 14, ngõ 2, phố Hoa Lư, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có những quyền hạn gì?

Theo quy định tại Điều 6 Điều lệ của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 67/2005/QĐ-BNV quy định như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội
1. Tham gia tuyên truyền giáo dục cho hội viên hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vả Nhà nước trong việc bảo tồn và phát triển làng nghề, phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm môi trường sinh thái, nâng cao đời sống người lao động.
2. Động viên nhiệt tình và khả năng lao động sáng tạo của hội viên, hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các sản phẩm của làng nghề truyền thống trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới: đoàn kết giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn chấn hưng làng nghề đã có, phát triển làng nghề mới, nghề mới... góp phần dần dần nâng cao đời sống người lao động nông thôn.
3. Trợ giúp, tư vấn cho hội viên trong quy hoạch mặt hàng, sản xuất và xây dựng kết cấu hạ tầng... tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh xuất khẩu. Kêu gọi các nhà đầu tư mở rộng và nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm cạnh tranh, giảm giá thành sản phẩm. Trợ giúp hội viên trong việc đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tập hợp sức mạnh các làng nghề cùng nhau tiến hành xúc tiến thương mại, tạo lập thương hiệu, logo, cung cấp thông tin về thị trường giá cả, mẫu mã, các quy định mới của Nhà nước, lập trang Web chung trên mạng. Tổ chức các cuộc triển lãm, hội chợ, chợ phiên, hội nghị, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các hội viên.
4. Trợ giúp việc tổ chức du lịch làng nghề gắn với du lịch văn hóa, du lịch sinh thái; từng bước hình thành các điểm du lịch làng nghề đặc trưng của mỗi vùng, mỗi nghề truyền thống.
5. Mở các lớp dạy nghề; đào tạo bồi dưỡng trình độ quản lý; đặc biệt coi trọng việc truyền nghề của các nghệ nhân lão thành cho lớp thợ trẻ... nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
...

Như vậy, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có những quyền hạn nhiệm vụ nêu trên.

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Làng nghề
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Từ năm 2022, các cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp làng nghề được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ gì? Để được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ này thì phải đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Từ năm 2022, những ngành nghề sản xuất nào được Nhà nước khuyến khích nên di dời khỏi làng nghề?
Pháp luật
Từ năm 2022, các làng nghề sản xuất cần đảm bảo thực hiện các biện pháp gì để bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống, phát triển ngành nghề nông thôn được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Người muốn gia nhập làm hội viên danh dự Hiệp hội Làng nghề Việt Nam thì hồ sơ gồm những giấy tờ gì? Hội viên danh dự này bị khai trừ ra khỏi Hiệp hội khi nào?
Pháp luật
Hội viên liên kết của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có được ứng cử vào Ban Chấp hành Hiệp hội không? Hội viên liên kết của Hiệp hội này có những quyền hạn nào?
Pháp luật
Ban chấp hành Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Ban chấp hành Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Pháp luật
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc nào? Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Pháp luật
Phát triển làng nghề gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
2,115 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Làng nghề
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào