Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam có được thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài không?

Xin cho hỏi: Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam có được thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài không? Chức năng của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam là gì? - câu hỏi của anh Trí (Bình Dương)

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam có được thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài không?

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (Hình từ Internet)

Theo Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 07/QĐ-BNV năm 2013 quy định như sau:

Địa vị pháp lý của Hiệp hội
1. Hiệp hội có tư cách pháp nhân, có biểu tượng (logo), con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
2. Trụ sở chính của Hiệp hội đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong trường hợp có sự thay đổi về địa chỉ trụ sở chính thì Hiệp hội phải báo cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Hiệp hội được thành lập các tổ chức, đơn vị trực thuộc, các chi hội, các câu lạc bộ không có tư cách pháp nhân, văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.
4. Hiệp hội là hội viên của Liên đoàn Các hiệp hội Giao nhận kho vận quốc tế (viết tắt là FIATA) và Liên đoàn Các hiệp hội Giao nhận kho vận ASEAN (viết tắt là AFTA) theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên thì Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam được thành lập các văn phòng đại diện ở ngoài nước theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.

Chức năng của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam là gì?

Theo Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 07/QĐ-BNV năm 2013 quy định Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam có chức năng:

- Tuyên truyền, vân động, tập hợp hội viên tham gia tích cực trong các hoạt động thương mại giao nhận kho vận, dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật của Việt Nam.

- Đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên trong các hoạt động liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.

- Tư vấn, phản biện những nội dung liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật; làm cầu nối giữa các hội viên của Hiệp hội với các cơ quan hữu quan nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Hiệp hội trong khuôn khổ pháp luật quy định.

- Hỗ trợ hội viên trong việc ổn định, mở rộng và phát triển các hoạt động nghiên cứu, khoa học - kỹ thuật, tư vấn, đầu tư nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ trong dịch vụ thương mại theo quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội.

- Xúc tiến công tác nghiên cứu, khoa học - kỹ thuật, tư vấn, đầu tư nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ trong dịch vụ thương mại; tư vấn, tổ chức, hợp tác tổ chức hội nghị, hội thảo về lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam có những quyền hạn nào?

Theo Điều 7 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 07/QĐ-BNV năm 2013 quy định Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam có những quyền hạn sau:

- Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hiệp hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Tuyên truyền mục đích của Hiệp hội.

- Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hiệp hội, hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hiệp hội; hòa giải tranh chấp trong nội bộ Hiệp hội.

- Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật.

- Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật.

- Thành lập pháp nhân thuộc Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

- Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hiệp hội và lĩnh vực Hiệp hội hoạt động; được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội.

- Được gây quỹ Hiệp hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải kinh phí hoạt động.

- Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao.

- Hiệp hội được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hiệp hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập Hiệp hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thoả thuận quốc tế.

Dịch vụ logistics
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng cung cấp hay không?
Pháp luật
Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam có bao gồm hoạt động logistics không?
Pháp luật
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo bị kiện tại Toà án sau khi bị khiếu nại trong bao lâu được miễn trách nhiệm về tổn thất của hàng hoá?
Pháp luật
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng hay không?
Pháp luật
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được sử dụng số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hóa của khách hàng vào mục đích gì?
Pháp luật
Dịch vụ logistics gồm những công việc nào? Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thực hiện nghĩa vụ với khách hàng trong thời gian bao lâu?
Pháp luật
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được quyền định đoạt hàng hóa cầm giữ của khách hàng khi nào?
Pháp luật
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan bao gồm cả dịch vụ thông quan có được xem là dịch vụ logistics hay không?
Pháp luật
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan có thuộc dịch vụ logistics không? Nhân viên làm đại lý làm thủ tục hải quan phải có trình độ như thế nào?
Pháp luật
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ logistics
1,429 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ logistics Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào