Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam chịu sự quản lý của các cơ quan nào?
- Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam chịu sự quản lý của các cơ quan nào?
- Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam tổ chức hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
- Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam có các quyền hạn gì?
Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam chịu sự quản lý của các cơ quan nào?
Theo Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 897/QĐ-BNV năm 2022 quy định như sau:
Phạm vi, lĩnh vực hoạt động
1. Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam hoạt động trên phạm vi cả nước trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc trong các lĩnh vực khác liên quan đến việc sử dụng nhân lực là thương binh và người khuyết trong doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
2. Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định trên Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam hoạt động trên phạm vi cả nước trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc trong các lĩnh vực khác liên quan đến việc sử dụng nhân lực là thương binh và người khuyết trong doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam (Hình từ Internet)
Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam tổ chức hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
Theo Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 897/QĐ-BNV năm 2022 quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
1. Tự nguyện, tự quản.
2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
4. Không vì mục đích lợi nhuận.
5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.
Theo đó, Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam tổ chức hoạt động dựa trên nguyên tắc sau:
- Tự nguyện, tự quản.
- Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
- Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
- Không vì mục đích lợi nhuận.
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.
Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam có các quyền hạn gì?
Theo Điều 7 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 897/QĐ-BNV năm 2022 quy định Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam có các quyền hạn như sau:
- Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hiệp hội.
- Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
- Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định pháp luật.
- Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
+ Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hiệp hội và lĩnh vực Hiệp hội hoạt động.
+ Tham gia tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Thành lập pháp nhân thuộc Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
- Được gây quỹ Hiệp hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
- Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao (nếu có).
- Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hiệp hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập Hiệp hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?