Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam được tổ chức dựa theo nguyên tắc nào? Kinh phí để duy trì Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam nằm ở đâu?
- Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam được tổ chức dựa theo nguyên tắc nào?
- Cơ cấu tổ chức Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam có quy định như thế nào?
- Đại hội của Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?
- Kinh phí để duy trì Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam nằm ở đâu?
Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam được tổ chức dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 272/QĐ-BNV năm 2013, có quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động như sau:
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
1. Tự nguyện; tự quản.
2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
4. Không vì mục đích lợi nhuận.
5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của Hiệp hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam được tổ chức dựa theo nguyên tắc sau:
- Tự nguyện; tự quản
- Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch;
- Tự bảo đảm kinh phí hoạt động;
- Không vì mục đích lợi nhuận;
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của Hiệp hội.
Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam được tổ chức dựa theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam có quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 272/QĐ-BNV năm 2013, có quy định về cơ cấu tổ chức Hiệp hội như sau:
Cơ cấu tổ chức Hiệp hội
1. Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể.
2. Ban Chấp hành.
3. Ban Thường vụ.
4. Ban Kiểm tra.
5. Văn phòng, các ban chuyên môn.
6. Tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hiệp hội thành lập theo quy định của pháp luật.
7. Chi hội cơ sở không có tư cách pháp nhân thuộc Hiệp hội thành lập theo quy định của Hiệp hội.
8. Hội Dạy nghề và nghề công tác xã hội ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập, phê duyệt điều lệ theo quy định của pháp luật tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập thì được Hội xem xét kết nạp thành hội viên tổ chức (hội thành viên).
Như vậy, theo quy định trên thì Cơ cấu tổ chức Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam có quy định như sau:
- Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể;
- Ban Chấp hành;
- Ban Thường vụ;
- Ban Kiểm tra;
- Văn phòng, các ban chuyên môn;
- Tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hiệp hội thành lập theo quy định của pháp luật;
- Chi hội cơ sở không có tư cách pháp nhân thuộc Hiệp hội thành lập theo quy định của Hiệp hội;
- Hội Dạy nghề và nghề công tác xã hội ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập, phê duyệt điều lệ theo quy định của pháp luật tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập thì được Hội xem xét kết nạp thành hội viên tổ chức.
Đại hội của Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 272/QĐ-BNV năm 2013, có quy định về đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể như sau:
Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể
1. Đại hội đạt biểu hoặc Đại hội toàn thể (gọi là chung Đại hội) là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội, có nhiệm kỳ 5 (năm) năm một lần. Trong trường hợp phải giải quyết những vấn đề về tổ chức và hoạt động của Hiệp hội vượt quá thẩm quyền của Ban Chấp hành, thì Hiệp hội có thể tổ chức Đại hội bất thường. Chỉ tổ chức Đại hội bất thường khi đó ít nhất 2/3 (hai phần ba) số ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) hội viên chính thức của Hiệp hội có đề nghị bằng văn bản.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Đại hội:
a) Thảo luận báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng, nhiệm vụ hoạt động nhiệm kỳ mới;
b) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hiệp hội (nếu có);
c) Bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra của Hiệp hội;
d) Thông qua nghị quyết Đại hội;
đ) Quyết định các nội dung quan trọng khác theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Đại hội quyết định.
Theo đó, Đại hội của Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam có nhiệm vụ sau:
- Thảo luận báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng, nhiệm vụ hoạt động nhiệm kỳ mới;
- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hiệp hội (nếu có);
- Bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra của Hiệp hội;
-Thông qua nghị quyết Đại hội;
- Quyết định các nội dung quan trọng khác theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Đại hội quyết định.
Kinh phí để duy trì Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam nằm ở đâu?
Căn cứ tại Điều 25 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 272/QĐ-BNV năm 2013, có quy định về kinh phí của Hiệp hội như sau:
Kinh phí của Hiệp hội
1. Đóng hội phí của hội viên:
a) Hội viên là tổ chức có tư cách pháp nhân: Từ 2 (hai) đến 5 (năm) triệu đồng/năm;
b) Hội viên là công dân: 1 (một) triệu đồng/năm.
2. Ủng hộ của hội viên, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
3. Thu từ công tác nghiên cứu khoa học, tư vấn, hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật.
4. Hỗ trợ của Nhà nước gắn với nhiệm vụ được giao (nếu có).
5. Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có)
Như vậy, theo quy định trên thì kinh phí để duy trì Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam gồm: hội phí của hội viên (công dân thì 1 triệu đồng/năm, tổ chức có tư cách phát nhân là 2 triệu đến 5 triệu/năm) ; sự ủng hộ của hội viên, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; thu từ công tác nghiên cứu khoa học, tư vấn, hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật; hỗ trợ của Nhà nước gắn với nhiệm vụ được giao (nếu có) và các khoản thu hợp khác (nếu có)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.