Hệ thống xử lý chuyên ngành trong thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia có chức năng gì?
- Hệ thống xử lý chuyên ngành trong thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia có chức năng gì?
- Trao đổi thông tin giữa Cổng thông tin một cửa quốc gia với các hệ thống xử lý chuyên ngành được thực hiện ra sao?
- Nếu người khai đã được cấp tài khoản truy cập hệ thống xử lý chuyên ngành thì thực hiện đăng ký thông tin theo mẫu nào?
Hệ thống xử lý chuyên ngành trong thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia có chức năng gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia là việc người khai gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục hành chính khác liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính quyết định cho phép hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trên Cổng thông tin một cửa quốc gia; cơ quan hải quan quyết định thông quan và trả kết quả xử lý đến Cổng thông tin một cửa quốc gia.
2. Cổng thông tin một cửa quốc gia là một hệ thống thông tin tích hợp để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục hành chính khác liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
3. Hệ thống xử lý chuyên ngành là hệ thống thông tin của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có chức năng xử lý hồ sơ của người khai, kết nối, trao đổi thông tin thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia để thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia.
4. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính (sau đây gọi là cơ quan xử lý) là cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật đối với việc xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải.
...
Theo quy định này thì hệ thống xử lý chuyên ngành là hệ thống thông tin của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có chức năng xử lý hồ sơ của người khai, kết nối, trao đổi thông tin thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia để thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia.
Hệ thống xử lý chuyên ngành trong thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia có chức năng gì? (hình từ Internet)
Trao đổi thông tin giữa Cổng thông tin một cửa quốc gia với các hệ thống xử lý chuyên ngành được thực hiện ra sao?
Tại Điều 20 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Trao đổi thông tin giữa Cổng thông tin một cửa quốc gia với các hệ thống xử lý chuyên ngành
Trao đổi thông tin tự động giữa Cổng thông tin một cửa quốc gia với các hệ thống xử lý chuyên ngành được thực hiện như sau:
1. Cổng thông tin một cửa quốc gia
a) Gửi thông tin khai hồ sơ hành chính sang hệ thống xử lý chuyên ngành của các cơ quan xử lý;
b) Nhận thông báo tình trạng tiếp nhận hồ sơ hành chính và kết quả xử lý từ hệ thống xử lý chuyên ngành, chuyển kết quả xử lý tới hệ thống xử lý chuyên ngành khác có liên quan;
c) Cung cấp tờ khai hải quan và kết quả xử lý của cơ quan hải quan cho cơ quan xử lý liên quan trong trường hợp thủ tục hành chính của cơ quan xử lý yêu cầu nộp hoặc cung cấp tờ khai hải quan và kết quả xử lý của cơ quan hải quan liên quan đến các thủ tục của cơ quan xử lý.
2. Hệ thống xử lý chuyên ngành
a) Tiếp nhận thông tin khai hồ sơ hành chính từ Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Phản hồi thông tin tiếp nhận thành công hoặc thông báo lỗi tới Cổng thông tin một cửa quốc gia;
c) Thông báo kết quả tiếp nhận của cơ quan xử lý là chấp nhận hoặc từ chối hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hành chính tới Cổng thông tin một cửa quốc gia;
d) Phản hồi kết quả xử lý hồ sơ hành chính của cơ quan xử lý đến Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Như vậy, việc trao đổi thông tin giữa Cổng thông tin một cửa quốc gia với các hệ thống xử lý chuyên ngành được thực hiện theo quy định trên.
Nếu người khai đã được cấp tài khoản truy cập hệ thống xử lý chuyên ngành thì thực hiện đăng ký thông tin theo mẫu nào?
Tại Điều 11 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Đăng ký sử dụng, thu hồi tài khoản người sử dụng hệ thống trên Cổng thông tin một cửa quốc gia
1. Đăng ký tài khoản người sử dụng là người khai:
a) Việc đăng ký tài khoản được thực hiện tại địa chỉ https://vnsw.gov.vn;
b) Trường hợp người khai đã được các bộ quản lý ngành, lĩnh vực cấp tài khoản truy cập hệ thống xử lý chuyên ngành, người khai lựa chọn sử dụng một trong các tài khoản và thực hiện đăng ký thông tin theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trường hợp người khai chưa có tài khoản
Người khai đăng ký thông tin theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin của người khai trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận thông tin. Trường hợp thông tin khai không đầy đủ, không chính xác thì thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc không chấp nhận qua thư điện tử, nêu rõ lý do tới người khai. Trường hợp chấp thuận, thì thông báo cho người khai bằng thư điện tử.
2. Đăng ký tài khoản cho người sử dụng là công chức của các cơ quan, đơn vị thuộc các bộ quản lý ngành, lĩnh vực:
a) Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực tổng hợp danh sách tài khoản người sử dụng cần cấp mới trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, nêu rõ họ tên, chức danh, đơn vị công tác, quyền hạn sử dụng các chức năng thuộc bộ quản lý ngành, lĩnh vực trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và gửi văn bản thông báo đến Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia;
...
Theo đó, nếu người khai đã được cấp tài khoản truy cập hệ thống xử lý chuyên ngành thì thực hiện đăng ký thông tin theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 85/2019/NĐ-CP.
Tải Mẫu 01 tại đây: Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?