Hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương do cơ quan nào quản lý? Những loại văn bản điện tử nào không được gửi trên Hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương?
- Hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương do cơ quan nào quản lý?
- Những loại văn bản điện tử nào không được gửi trên Hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương?
- Văn bản điện tử đến tại Bộ Công Thương có quy trình tiếp nhận xử lý như thế nào?
- Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin có trách nhiệm như thế nào về Hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương?
Hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương do cơ quan nào quản lý?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế quản lý và sử dụng Hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 2226/QĐ-BCT năm 2016, có quy định về đơn vị quản lý Hệ thống iMOIT như sau:
Đơn vị quản lý Hệ thống iMOIT
Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Cục TMĐT và CNTT) chủ trì, bảo đảm Hệ thống iMOIT vận hành thông suốt.
Cục TMĐT và CNTT cung cấp tài khoản Hệ thống iMOIT, phân quyền cho người sử dụng; có trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị, cá nhân được cấp tài khoản cách sử dụng; kiểm tra, giám sát việc khai thác, sử dụng Hệ thống iMOIT.
Như vậy, theo quy định trên thì Hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương do Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin chủ trì và bảo đảm Hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương vận hành thông suốt.
Hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương do cơ quan nào quản lý? (Hình từ Internet)
Những loại văn bản điện tử nào không được gửi trên Hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Quy chế quản lý và sử dụng Hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 2226/QĐ-BCT năm 2016, có quy định về quy định về văn bản điện tử được gửi, luân chuyển trên Hệ thống iMOIT như sau:
Quy định về văn bản điện tử được gửi, luân chuyển trên Hệ thống iMOIT
1. Các loại văn bản điện tử không được gửi, luân chuyển trên Hệ thống iMOIT:
a) Văn bản mật, tối mật, tuyệt mật;
b) Các đơn thư tố cáo;
c) Văn bản đi của Bộ thuộc diện hạn chế công bố theo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ.
2. Tất cả các loại văn bản không thuộc quy định tại Khoản 1, Điều 5, Quy chế này đều phải gửi, luân chuyển trên Hệ thống iMOIT.
Như vậy, theo quy định trên thì những loại văn bản điện tử không được gửi trên Hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương là:
- Văn bản mật, tối mật, tuyệt mật;
- Các đơn thư tố cáo;
- Văn bản đi của Bộ thuộc diện hạn chế công bố theo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ
Văn bản điện tử đến tại Bộ Công Thương có quy trình tiếp nhận xử lý như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Quy chế quản lý và sử dụng Hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 2226/QĐ-BCT năm 2016, có quy định về quy trình tiếp nhận, chuyển giap xử lý văn bản điện tử đến tại Bộ như sau:
Quy trình tiếp nhận, chuyển giao xử lý văn bản điện tử đến tại Bộ
1. Quy trình tiếp nhận, chuyển giao xử lý văn bản điện tử đến của Bộ được mô tả chi tiết tại Phụ lục kèm theo Quy chế này.
2. Tất cả các văn bản có tài liệu, phụ lục kèm theo đều được quét (scan) và đưa vào Hệ thống iMOIT.
Như vậy, theo quy định trên thì văn bản điện tử đến tại Bộ Công Thương có quy trình tiếp nhận xử lý như sau:
- Quy trình tiếp nhận, chuyển giao xử lý văn bản điện tử đến của Bộ được mô tả chi tiết tại Phụ lục kèm theo Quy chế này.
- Tất cả các văn bản có tài liệu, phụ lục kèm theo đều được quét (scan) và đưa vào Hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương
Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin có trách nhiệm như thế nào về Hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương?
Căn cứ tại Điều 16 Quy chế quản lý và sử dụng Hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 2226/QĐ-BCT năm 2016, có quy định về trách nhiệm của Cục TMĐT và CNTT như sau:
Trách nhiệm của Cục TMĐT và CNTT
1. Chịu trách nhiệm về việc đảm bảo kỹ thuật, an toàn, an ninh cho Hệ thống iMOIT.
2. Hướng dẫn sử dụng Hệ thống iMOIT theo yêu cầu của các đơn vị; cung cấp tài liệu, thực hiện việc hỗ trợ khắc phục sự cố kỹ thuật kịp thời trong quá trình quản lý, vận hành và khai thác sử dụng Hệ thống iMOIT.
3. Thực hiện việc cấp, thu hồi quyền quản lý khai thác sử dụng Hệ thống iMOIT.
4. Xây dựng các quy trình quản lý vận hành Hệ thống iMOIT.
5. Thông báo qua thư điện tử hoặc bằng văn bản đến các đơn vị để biết khi Hệ thống iMOIT gặp sự cố hoặc sau khi khắc phục xong sự cố.
6. Chịu trách nhiệm thực hiện việc kết nối liên thông Hệ thống iMOIT của Bộ với hệ thống của Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành khác khi có yêu cầu.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin có trách nhiệm về Hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương như sau:
- Chịu trách nhiệm về việc đảm bảo kỹ thuật, an toàn, an ninh cho Hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương.
- Hướng dẫn sử dụng Hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương theo yêu cầu của các đơn vị; cung cấp tài liệu, thực hiện việc hỗ trợ khắc phục sự cố kỹ thuật kịp thời trong quá trình quản lý, vận hành và khai thác sử dụng Hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương.
- Thực hiện việc cấp, thu hồi quyền quản lý khai thác sử dụng Hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương.
- Xây dựng các quy trình quản lý vận hành Hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương.
- Thông báo qua thư điện tử hoặc bằng văn bản đến các đơn vị để biết khi Hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương gặp sự cố hoặc sau khi khắc phục xong sự cố.
- Chịu trách nhiệm thực hiện việc kết nối liên thông Hệ thống văn bản điện tử Bộ Công Thương của Bộ với hệ thống của Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành khác khi có yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?