Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác được Cục An toàn thông tin xây dựng, vận hành trên đầu số nào?
- Việc ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử phát tán tin nhắn rác có được xem là biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác hay không?
- Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác được Cục An toàn thông tin xây dựng, vận hành trên đầu số nào?
- Tổ chức, doanh nghiệp nào cần tuân thủ các yêu cầu điều phối ngăn chặn xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác của Bộ Thông tin và Truyền thông?
Việc ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử phát tán tin nhắn rác có được xem là biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác hay không?
Việc ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử phát tán tin nhắn rác có được xem là biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác được quy định tại Điều 4 Nghị định 91/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác
1. Xây dựng, triển khai các hệ thống chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
2. Xây dựng Bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
3. Theo dõi, giám sát, chia sẻ thông tin, dữ liệu về nguồn phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
4. Tiếp nhận, xử lý phản ánh về tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
5. Giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo qua tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại.
6. Ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
7. Tăng cường phối hợp trong nước và quốc tế về chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
8. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện phát tán tin nhắn rác là một trong những biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác.
Ngoài ra, còn có những biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác như sau:
- Xây dựng, triển khai các hệ thống chống, ngăn chặn tin nhắn rác.
- Xây dựng Bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác.
- Theo dõi, giám sát, chia sẻ thông tin, dữ liệu về nguồn phát tán tin nhắn rác.
- Tiếp nhận, xử lý phản ánh về tin nhắn rác.
- Giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo qua tin nhắn.
- Tăng cường phối hợp trong nước và quốc tế về chống, ngăn chặn tin nhắn rác.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chống tin nhắn rác.
Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác được Cục An toàn thông tin xây dựng, vận hành trên đầu số nào? (Hình từ internet)
Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác được Cục An toàn thông tin xây dựng, vận hành trên đầu số nào?
Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác được Cục An toàn thông tin xây dựng, vận hành trên đầu số được quy định tại Điều 5 Nghị định 91/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác
1. Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) xây dựng, vận hành Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (trên đầu số 5656), thư điện tử rác.
2. Khi thực hiện các chương trình quảng cáo, Người quảng cáo bằng tin nhắn phải gửi đồng thời bản sao tin nhắn quảng cáo tới hệ thống phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (trên đầu số 5656) quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử có thể phản ánh, cung cấp các bằng chứng tới Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Cục An toàn thông tin thuộc Bộ Thông tin vầ Truyền thông xây dựng, vận hành Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác trên đầu số 5656.
Tổ chức, doanh nghiệp nào cần tuân thủ các yêu cầu điều phối ngăn chặn xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác của Bộ Thông tin và Truyền thông?
Tổ chức, doanh nghiệp cần tuân thủy các yêu cầu điều phối ngăn chặn xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác của Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định tại Điều 6 Nghị định 91/2020/NĐ-CP như sau:
Điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác
1. Thông tin, dữ liệu từ Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và các nguồn thông tin, dữ liệu khác được sử dụng để điều phối xử lý, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) là cơ quan điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
3. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử và Người quảng cáo có trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Tổ chức, doanh nghiệp cần tuân thủy các yêu cầu điều phối ngăn chặn xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác của Bộ Thông tin và Truyền thông là các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet, thư điện tử và người quảng cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?