Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ là gì? Hệ thống này có được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?
- Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ là gì?
- Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ có được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?
- Quyền và nghĩa vụ của chủ phương tiện trong hoạt động thanh toán điện tử giao thông đường bộ là gì?
Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Nghị định 119/2024/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Điểm thu là nơi đặt trạm thu phí đường bộ hoặc là nơi lắp đặt các hệ thống thiết bị để tương tác với phương tiện, đọc các thông tin của phương tiện, thẻ đầu cuối và xử lý giao dịch thanh toán điện tử giao thông đường bộ hoặc các hình thức thanh toán khác đối với phương tiện được đơn vị quản lý thu chấp thuận.
11. Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ là một thành phần của hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu đường bộ do Bộ Giao thông vận tải đầu tư, tổ chức quản lý, vận hành, khai thác để quản lý tập trung cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ.
...
Theo đó, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ là một thành phần của hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu đường bộ do Bộ Giao thông vận tải đầu tư, tổ chức quản lý, vận hành, khai thác nhằm mục đích quản lý tập trung cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ.
Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ là gì? Hệ thống này có được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư? (Hình từ Internet)
Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ có được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 8 Nghị định 119/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ
1. Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan, bảo đảm hoạt động ổn định, liên tục;
b) Bảo đảm kết nối với các hệ thống, cơ sở dữ liệu quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Bảo đảm quyền khai thác thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ được kết nối với các hệ thống, cơ sở dữ liệu sau đây:
a) Hệ thống điều hành và trung tâm dữ liệu của Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông;
b) Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
c) Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Quyền và nghĩa vụ của chủ phương tiện trong hoạt động thanh toán điện tử giao thông đường bộ là gì?
Quyền và nghĩa vụ của chủ phương tiện trong hoạt động thanh toán điện tử giao thông đường bộ được quy định tại Điều 31 Nghị định 119/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Thực hiện gắn thẻ đầu cuối cho phương tiện tại lần kiểm định gần nhất hoặc trước khi đến hạn kiểm định hoặc khi qua trạm thu phí đường bộ lần đầu hoặc ngay khi thẻ đầu cuối bị mất, hỏng do lỗi của chủ phương tiện hoặc sau khi hết hạn bảo hành.
Chi trả tiền gắn thẻ đầu cuối cho Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ theo quy định.
(2) Cung cấp thông tin để mở tài khoản giao thông, khai báo và sửa đổi thông tin tài khoản giao thông khi có thay đổi; cung cấp các thông tin cần thiết để Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông giao hoàn trả tiền vào phương tiện thanh toán liên kết với tài khoản giao thông của chủ phương tiện khi cần thiết.
(3) Thực hiện dịch vụ thanh toán điện tử giao thông đường bộ theo đúng hướng dẫn của Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông.
(4) Phối hợp với Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ thực hiện việc chuyển đổi tài khoản thu phí đã có theo Quyết định 19/2020/QĐ-TTg sang tài khoản giao thông và thực hiện kết nối phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt với tài khoản giao thông trước ngày 01 tháng 10 năm 2025.
(5) Đọc, hiểu quyền, nghĩa vụ của chủ phương tiện và đồng ý tuân thủ các quy định về bảo mật dữ liệu cá nhân khi cung cấp, cho phép chia sẻ thông tin dữ liệu cá nhân chủ phương tiện, các Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông, các đơn vị quản lý thu và đơn vị vận hành thu nhằm định danh, xác thực, xử lý và lưu trữ dữ liệu trong quá trình cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông đường bộ cho phương tiện.
(6) Quyết định việc sử dụng thông tin tài khoản giao thông để thực hiện thanh toán điện tử giao thông đường bộ.
(7) Thanh toán các loại phí, giá, dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện theo quy định.
(8) Chấp hành các hướng dẫn về giao thông khi lưu thông qua điểm thu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?