Hệ thống kiểm soát chất lượng tại cơ sở chế biến thủy sản cần phải đáp ứng những yêu cầu gì? Có bắt buộc phải có phòng thử nghiệm riêng hay không?
Hệ thống kiểm soát chất lượng tại cơ sở chế biến thủy sản cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo tiểu mục 5.10 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4378:2001 quy định về yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát chất lượng tại cơ sở chế biến thủy sản cụ thể như sau:
(1) Yêu cầu đối với nhân viên kiểm soát chất lượng
- Cơ sở phải có đủ số nhân viên làm nhiệm vụ kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất.
- Người phụ trách và các nhân viên kiểm soát chất lượng phải có kinh nghiệm và hiểu biết về công nghệ chế biến, kiểm soát chất lượng và đánh giá chất lượng sản phẩm thủy sản.
(2) Yêu cầu về phòng thí nghiệm
- Cơ sở phải có phòng thử nghiệm riêng, hoặc phải ký hợp đồng với phòng thử nghiệm của khu vực có đủ điều kiện được quy định theo điều 5.10.2.2 để phục vụ việc kiểm soát chất lượng của cơ sở.
- Phòng thử nghiệm của cơ sở phải:
+ Được bố trí riêng biệt và cửa phòng không được mở thẳng vào khu vực chế biến,
+ Đủ diện tích để thực hiện tất cả các phân tích cần thiết,
+ Có tường và nền nhẵn, không thấm nước, dễ làm vệ sinh,
+ Trang bị đủ phương tiện để bảo quản thiết bị, dụng cụ và hóa chất.
+ Cung cấp đủ nước nóng và lạnh
+ Trang bị bồn chứa đủ lớn để rửa dụng cụ. Nếu cần, phải có bồn riêng để rã đông sản phẩm,
+ Trang bị thiết bị thông gió cưỡng bức, không để tích tụ khí độc sinh ra khi phân tích thử nghiệm,
+ Có đủ sánh sáng tự nhiên, hoặc đèn huỳnh quang.
- Phòng thử nghiệm phải được trang bị đủ thiết bị và hóa chất chuyên dùng để tiến hành các phép đo và phân tích các chỉ tiêu sau:
+ Nhiệt độ,
+ Khối lượng,
+ Hàm lượng clo dư trong nước,
+ Vi sinh vật gây bệnh có trên bề mặt thiết bị, dụng cụ và sản phẩm,
+ Đánh giá cảm quan chất lượng nguyên liệu và thành phẩm,
+ Xác định, phân loại các chất phụ gia và bảo quản được đưa vào sản phẩm.
Như vậy, hệ thống kiểm soát chất lượng tại cơ sở chế biến thủy sản cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện được quy định trên đây.
Theo đó, cơ sở chế biến thủy sản phải có phòng thử nghiệm riêng, hoặc phải ký hợp đồng với phòng thử nghiệm của khu vực có đủ điều kiện được quy định theo điều 5.10.2.2 của tiêu chuẩn này để phục vụ việc kiểm soát chất lượng của cơ sở.
Cơ sở chế biến thủy sản (Hình từ Internet)
Hệ thống cung cấp nước đá của cơ sở chế biến thủy sản cần đảm bảo những điều kiện nào?
Theo tiểu mục 5.6 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4378:2001 quy định về yêu cầu đối với hệ thống cung cấp nước đá của cơ sở chế biến thủy sản như sau:
(1) Yêu cầu chung
- Nước đá để bảo quản thủy sản phải được:
+ Sản xuất từ nước sạch hoặc nước biển sạch,
+ Sản xuất hợp vệ sinh,
+ Bảo quản, vận chuyển, phân phối và sử dụng hợp vệ sinh.
+ Thường xuyên lấy mẫu xét nghiệm chỉ tiêu vi sinh,
+ Chỉ tiêu vi sinh của nước đá phải đạt yêu cầu như đối với nước sạch (3.11).
- Nếu sử dụng nước đá của các cơ sở sản xuất nước đá bên ngoài, cơ sở đó phải theo đúng yêu cầu về vệ sinh an toàn quy định tại điều 5.6.1.1.
- Phương tiện vận chuyển nước đá phải có kết cấu dễ làm vệ sinh, được chế tạo bằng vật liệu cứng, bền, không gỉ, không chứa các chất độc hại có thể nhiễm vào sản phẩm.
(2) Thiết bị xay, nghiền nước đá
- Có kết cấu thích hợp, dễ làm vệ sinh.
- Được chế tạo bằng vật liệu bền, không gỉ, không thấm nước, không gây nhiễm độc cho sản phẩm.
Cơ sở chế biến thủy sản phải vận chuyển chất thải rắn ra khỏi khu vực chế biến bao lâu một lần?
Căn cứ theo tiểu mục 5.9 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4378:2001 quy định về hệ thống xử lý chất thải tại cơ cơ sở chế biến thủy sản như sau:
Hệ thống xử lý chất thải
5.9.1. Xử lý chất thải
5.9.1.1. Cơ sở phải có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo thường xuyên hoạt động tốt.
5.9.1.2. Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý, phải theo đúng những quy định chung về nước thải công nghiệp của TCVN 5945-1995. Nước thải chưa được xử lý không được thải trực tiếp ra môi trường xung quanh.
5.9.2. Xử lý chất thải rắn
5.9.2.1. Cơ sở phải có đủ dụng cụ thu gom chất thải và các chất có hại khác làm ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn sản phẩm và môi trường xung quanh.
5.9.2.2. Chất thải rắn phải được thu gom và vận chuyển ra khỏi khu vực chế biến ít nhất 2 giờ một lần.
5.9.2.3. Nơi chứa phế thải phải kín, cách biệt với khu chế biến và phải được thông gió riêng, dễ làm vệ sinh và khử trùng.
Theo đó, cơ sở chế biến thủy sản phải thu gom và vận chuyển chất thải rắn ra khỏi khu vực chế biến ít nhất 2 giờ một lần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?