Hệ thống điện thiếu công suất dẫn đến đe dọa an ninh hệ thống điện thì có bị ngừng cung cấp điện khẩn cấp không?
An ninh hệ thống điện là gì?
An ninh hệ thống điện được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 22/2020/TT-BCT như sau:
1. An ninh hệ thống điện là khả năng nguồn điện đảm bảo cung cấp điện đáp ứng nhu cầu phụ tải điện tại một thời điểm hoặc một khoảng thời gian xác định có xét đến các ràng buộc trong hệ thống điện.
2. Bên bán điện là đơn vị điện lực thực hiện ngừng và cấp điện trở lại, bao gồm: Đơn vị phân phối điện, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện.
3. Bên mua điện là tổ chức, cá nhân mua điện để sử dụng hoặc để bán lẻ điện cho khách hàng sử dụng điện, bao gồm:
a) Đơn vị phân phối và bán lẻ điện;
b) Khách hàng sử dụng điện.
4. Đơn vị phân phối điện là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối và bán điện, bao gồm:
a) Tổng công ty Điện lực;
b) Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Công ty Điện lực tỉnh) trực thuộc Tổng công ty Điện lực;
c) Công ty Điện lực cấp quận, huyện trực thuộc Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh.
5. Đơn vị phân phối và bán lẻ điện là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ điện, mua buôn điện từ Đơn vị phân phối điện để bán lẻ điện cho khách hàng sử dụng điện.
6. Giảm mức cung cấp điện là việc giảm cung cấp công suất, sản lượng điện so với mức công suất, sản lượng đã thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện đã ký.
7. Khách hàng sử dụng điện là tổ chức, cá nhân mua điện để sử dụng, không bán lại cho tổ chức, cá nhân khác.
8. Khách hàng sử dụng điện quan trọng là khách hàng thuộc diện ưu tiên cấp điện khi bên bán điện thực hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện, được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định căn cứ vào tầm quan trọng về chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng.
9. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan mà bên bán điện không thể kiểm soát được, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Như vậy, theo quy định trên thì an ninh hệ thống điện là khả năng nguồn điện đảm bảo cung cấp điện đáp ứng nhu cầu phụ tải điện tại một thời điểm hoặc một khoảng thời gian xác định có xét đến các ràng buộc trong hệ thống điện.
Hệ thống điện thiếu công suất dẫn đến đe dọa an ninh hệ thống điện thì có bị ngừng cung cấp điện khẩn cấp không? (Hình từ Internet)
Hệ thống điện thiếu công suất dẫn đến đe dọa an ninh hệ thống điện thì có bị ngừng cung cấp điện khẩn cấp không?
Hệ thống điện thiếu công suất dẫn đến đe dọa an ninh hệ thống điện thì có bị ngừng cung cấp điện khẩn cấp không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 22/2020/TT-BCT như sau:
Ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp
Bên bán điện ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp trong các trường hợp sau:
1. Có sự cố xảy ra trên lưới điện cấp điện cho bên mua điện; sự cố trong hệ thống điện gây mất điện mà bên bán điện không kiểm soát được.
2. Có nguy cơ gây sự cố, mất an toàn nghiêm trọng cho người, thiết bị và hệ thống điện.
3. Hệ thống điện thiếu công suất dẫn đến đe dọa an ninh hệ thống điện.
4. Có sự kiện bất khả kháng.
Như vậy, theo quy định trên thì khi hệ thống điện thiếu công suất dẫn đến đe dọa an ninh hệ thống điện thì có thể ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện khẩn cấp.
Thông báo ngừng cung cấp điện gồm những nội dung gì?
Thông báo ngừng cung cấp điện gồm những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 22/2020/TT-BCT như sau:
Thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện
1. Mọi trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện, bên bán điện phải thông báo trước cho bên mua điện, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 7 Luật Điện lực và Điều 6 Thông tư này.
2. Nội dung thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện bao gồm:
a) Địa điểm ngừng, giảm mức cung cấp điện; mức công suất giảm hoặc khả năng cung cấp tối đa trong trường hợp giảm mức cung cấp điện;
b) Lý do ngừng, giảm mức cung cấp điện;
c) Thời gian bắt đầu ngừng, giảm mức cung cấp điện;
d) Thời điểm dự kiến đóng điện trở lại hoặc bảo đảm mức cung cấp điện bình thường.
3. Người của bên bán điện ký thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện phải là một trong những người sau:
a) Người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của bên bán điện;
b) Người giữ chức danh được ủy quyền ký thông báo ngừng, giảm cung cấp điện do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.
4. Thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện được thực hiện bằng một trong các hình thức: văn bản, điện báo, điện thoại, fax, tin nhắn (SMS), thư điện tử (email), các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức liên lạc khác do hai bên thoả thuận và ghi trong hợp đồng mua bán điện.
Như vậy, theo quy định trên thì thông báo ngừng cung cấp điện gồm những nội dung sau:
- Địa điểm ngừng, giảm mức cung cấp điện; mức công suất giảm hoặc khả năng cung cấp tối đa trong trường hợp giảm mức cung cấp điện;
- Lý do ngừng, giảm mức cung cấp điện;
- Thời gian bắt đầu ngừng, giảm mức cung cấp điện;
- Thời điểm dự kiến đóng điện trở lại hoặc bảo đảm mức cung cấp điện bình thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?