Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được sử dụng để làm gì?
- Có thể xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu hay không?
- Doanh nghiệp đề nghị xác nhận danh sách lao động dự kiến xuất cảnh trên hệ thống cơ sở dữ liệu như thế nào?
- Thực hiện cập nhật thông tin về chi nhánh doanh nghiệp trên hệ thống cơ sở dữ liệu như thế nào?
- Doanh nghiệp có phải cập nhật thông tin về người lao động trên hệ thống cơ sở dữ liệu hay không?
Có thể xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu hay không?
Theo Điều 7 Thông tư 20/2021/TT-BLĐTBXH, doanh nghiệp có thể đề nghị cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép theo Điều 12 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thao tác như sau:
+ Đăng nhập tài khoản, truy cập vào mục “Cấp Giấy phép” và khai thông tin theo mẫu đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
+ Đăng tải các tài liệu theo quy định lên Hệ thống cơ sở dữ liệu;
+ Ký số và gửi hồ sơ trực tuyến.
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ trên Hệ thống cơ sở dữ liệu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp Giấy phép cho doanh nghiệp, bản gốc Giấy phép được trả trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc qua dịch vụ bưu chính; trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trạng thái xử lý hồ sơ được hiển thị trên Hệ thống cơ sở dữ liệu.
Tải về mẫu Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mới nhất 2023: Tại Đây
Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Hình từ Internet)
Có thể điều chỉnh thông tin Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên hệ thống cơ sở dữ liệu hay không?
Theo Điều 8 Thông tư 20/2021/TT-BLĐTBXH, doanh nghiệp có thể đề nghị điều chỉnh thông tin Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên hệ thống cơ sở dữ liệu.
- Doanh nghiệp đề nghị điều chỉnh thông tin Giấy phép theo Điều 13 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thao tác như sau:
+ Đăng nhập tài khoản, truy cập vào mục “Điều chỉnh thông tin Giấy phép” và khai thông tin điều chỉnh Giấy phép của doanh nghiệp;
+ Đăng tải các tài liệu liên quan đến thông tin thay đổi so với nội dung ghi trong Giấy phép đã được cấp lên Hệ thống cơ sở dữ liệu;
+ Ký số và gửi hồ sơ trực tuyến.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ trên Hệ thống cơ sở dữ liệu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội điều chỉnh thông tin Giấy phép cho doanh nghiệp. Bản gốc Giấy phép được trả trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc qua dịch vụ bưu chính. Trạng thái xử lý hồ sơ được hiển thị trên Hệ thống cơ sở dữ liệu.
Doanh nghiệp đề nghị xác nhận danh sách lao động dự kiến xuất cảnh trên hệ thống cơ sở dữ liệu như thế nào?
Theo Điều 9 Thông tư 20/2021/TT-BLĐTBXH, doanh nghiệp muốn đề nghị xác nhận danh sách lao động dự kiến xuất cảnh trên hệ thống cơ sở dữ liệu thì thực hiện các bước như sau:
- Đăng nhập tài khoản, truy cập vào nghiệp vụ cần thực hiện và khai thông tin theo hướng dẫn của Hệ thống cơ sở dữ liệu;
- Đăng tải các tài liệu theo quy định lên Hệ thống cơ sở dữ liệu;
- Ký số và gửi hồ sơ trực tuyến.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ trên Hệ thống cơ sở dữ liệu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do. Trạng thái xử lý hồ sơ được hiển thị trên Hệ thống cơ sở dữ liệu.
Thực hiện cập nhật thông tin về chi nhánh doanh nghiệp trên hệ thống cơ sở dữ liệu như thế nào?
Theo Điều 10 Thông tư 20/2021/TT-BLĐTBXH, doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ) đăng nhập vào tài khoản, truy cập vào mục “chi nhánh doanh nghiệp” và thực hiện cập nhật thông tin chi nhánh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày giao nhiệm vụ, chấm dứt giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho chi nhánh hoặc chi nhánh chấm dứt hoạt động.
Doanh nghiệp có phải cập nhật thông tin về người lao động trên hệ thống cơ sở dữ liệu hay không?
Theo Điều 11 Thông tư 20/2021/TT-BLĐTBXH, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải cập nhật thông tin về người lao động bằng mã số lao động tại mục “thông tin về người lao động” và thực hiện cập nhật thông tin như sau:
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người lao động xuất cảnh và trước ngày 20 hằng tháng khi có sự thay đổi, phát sinh trong thời gian làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp cập nhật thông tin về người lao động cho đến khi thanh lý hợp đồng.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người lao động xuất cảnh, doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài; doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài cập nhật thông tin về người lao động.
- Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cập nhật thông tin về người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp đồng lao động trực tiếp giao kết đã được xác nhận theo quy định tại Điều 53 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.
- Công dân Việt Nam giao kết hợp đồng lao động sau khi xuất cảnh đã thực hiện đăng ký trực tuyến hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 54 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 cập nhật thông tin khi có sự thay đổi, phát sinh trong thời gian làm việc ở nước ngoài cho đến khi chấm dứt hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?