Hệ thống chống nóng cho nhà ở cần đáp ứng những yêu cầu gì đối với mảng thông gió tự nhiên? Cây xanh và mặt nước có vai trò gì trong hệ thống chống nóng cho nhà ở?
Hệ thống chống nóng cho nhà ở cần đáp ứng những yêu cầu gì đối với mảng thông gió tự nhiên?
Tại tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9258:2012 về Chống nóng cho nhà ở - Hướng dẫn thiết kế, yêu cầu chung về thông gió tự nhiên được quy định như sau:
"8.1. Yêu cầu chung về thông gió tự nhiên
8.1.1. Khi thiết kế nhà ở, căn hộ, nhà ở độc lập, nhà ở nhiều tầng hay thấp tầng, cần tính toán đảm bảo thông gió tự nhiên - xuyên phòng - trực tiếp hay gián tiếp theo phương ngang. Đây là điều kiện bắt buộc và ngay từ khi quy hoạch lập dự án đã phải xem xét các tác nhân ảnh hưởng đến thông gió tự nhiên từng nhà.
8.1.2. Thông gió tự nhiên có vai trò hết sức quan trọng trong cải thiện điều kiện vi khí hậu, chế độ vệ sinh của các phòng ở và là một trong bốn giải pháp chủ yếu của kiến trúc nhiệt đới ẩm.
8.1.3. Cần ưu tiên đón gió thịnh hành tại địa phương, cho dù là gió nóng (Tây Nam) bằng cách hướng mặt nhà có diện tích bề mặt lớn nhất về hướng gió chính, để tạo chênh lệch áp lực khí động càng lớn càng tốt, vùng chênh lệch áp lực gió càng lớn càng tốt.
8.1.4. Cần tạo ra dòng không khí đối lưu, bằng hình thức mở cửa thông gió hợp lý cả mùa đông và mùa hè.
CHÚ THÍCH: Thông gió tự nhiên nhờ áp lực gió thường mạnh hơn nhờ áp lực nhiệt, xét về mặt cường độ, vì vậy mà cần ưu tiên thông gió tự nhiên đối với nhà ở.
8.1.5. Khi địa hình phức tạp cần kể đến ảnh hưởng của áp lực gió gây ra do địa hình.
8.1.6. Đối với nhà cao tầng (trên 8 tầng) do càng trên cao vận tốc gió càng lớn vượt quá giới hạn sinh lý ảnh hưởng đến sức khỏe nhất là người già, trẻ em vì vậy cần có giải pháp che chắn gió để giảm vận tốc gió trong phòng bằng cách thông gió gián tiếp (xem Hình 13).
8.1.7. Đối với nhà ở cao tầng, cần tính toán giải pháp thông gió tự nhiên theo chiều đứng nhờ chênh lệch áp lực ở tầng một với các tầng trên cao (xem Hình E.12 phụ lục E)."
Ảnh hưởng của quy hoạch kiến trúc đến thông gió tự nhiên có tác động gì đến hệ thống chống nóng cho nhà ở?
Tại tiểu mục 8.5 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9258:2012 về Chống nóng cho nhà ở - Hướng dẫn thiết kế có liệt kê những ảnh hưởng của quy hoạch kiến trúc đến thông gió tự nhiên trong mối tương quan với hệ thống chống nóng cho nhà ở như sau:
"8.5. Ảnh hưởng của quy hoạch kiến trúc đến thông gió tự nhiên
8.5.1. Khi thiết kế quy hoạch kiến trúc một cụm công trình, cần đánh giá hiệu quả thông gió trong toàn bộ tiểu khu, nhóm nhà ở vì nó quyết định đến thông gió cho từng ngôi nhà.
Cần phải so sánh giải pháp thông gió trong các phương án quy hoạch khu nhà ở để chọn phương án có lợi nhất.
8.5.2. Khi quy hoạch kiến trúc khu nhà, cụm nhà, tiểu khu nhà ở, cần lưu ý những yếu tố ảnh hưởng đến thông gió tự nhiên của khu vực như sau:
- Hướng nhà, hướng gió trong khu vực;
- Vị trí, kích thước, cách bố trí công trình, bố trí cây xanh (cây cao, cây thấp, cây bụi, cây lá to, lá nhỏ, cây nhiều lá và cây ít lá, thảm cỏ...), đường giao thông;
- Tổ hợp không gian của thành phố hoặc khu nhà ở đang xem xét;"
Cây xanh và mặt nước có vai trò gì trong hệ thống chống nóng cho nhà ở?
Cây xanh và mặt nước có vai trò gì trong hệ thống chống nóng cho nhà ở? (Hình từ Internet)
Theo Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9258:2012 về Chống nóng cho nhà ở - Hướng dẫn thiết kế, vai trò của cây xanh, mặt nước tác động đến hệ thống chống nóng cho nhà ở được quy định cụ thể như sau:
"9. Vai trò của cây xanh, mặt nước trong quy hoạch kiến trúc, che chắn nắng, chống nóng/lạnh cho nhà ở
9.1. Tác dụng làm sạch không khí của cây xanh
- Cung cấp khí ôxy chủ yếu cho môi trường sống.
- Có khả năng lọc và giữ bụi (nhất là bụi lơ lửng trong không khí).
VÍ DỤ: Lá cây phong có thể giữ được từ 21 % đến 80 % lượng bụi trong phạm vi cây choán chỗ.
- Một số loại thực vật còn tỏa ra môi trường chất fitonxit, có khả năng ức chế và diệt khuẩn gây bệnh;
- Có tác dụng iôn hóa không khí (làm cho iôn âm và dương cân bằng), có lợi cho sức khỏe con người.
- Có khả năng hấp thụ các chất khí độc hại trong không khí.
- Có khả năng khử các chất độc ở nước thải nơi cống ngầm đổ ra sông, ngay cả nước thải có hàm lượng phóng xạ thấp.
VÍ DỤ: Cây bèo tây lọc nước sạch, cây sậy rễ có khả năng hấp thụ các chất hóa học độc hại trong nước thải công nghiệp. (Xem phụ lục K)
9.2. Tác dụng làm giảm bức xạ mặt trời của cây xanh
- Hấp thụ năng lượng mặt trời để quang hợp: hấp thụ từ 30 % đến 80 % bức xạ trực tiếp của mặt trời. Tùy theo cây nhiều lá hay ít lá, tán lá rộng hay hẹp, bản lá to hay bản lá nhỏ.
- Cản bức xạ mặt trời, tạo bóng râm che cho không gian dưới tán lá và các bề mặt kiến trúc: tường, mái, đường xá và các bề mặt đất...
+ Có thể ngăn được từ 40 % đến 90 % lượng bức xạ mặt trời;
+ Thảm cỏ dày cản được 80 % bức xạ chiếu xuống mặt đất.
- Giảm thiểu bức xạ phản xạ ra môi trường xung quanh do hệ số phản xạ nhiệt nhỏ hơn so với các bề mặt khác.
CHÚ THÍCH: Tỷ số bức xạ phản xạ từ bề mặt và bức xạ mặt trời tổng cộng chiếu trên bề mặt đó gọi là hệ số A (Anbêđô). Hệ số này phụ thuộc vào đặc điểm bề mặt, tính chất vật lý, màu sắc và trạng thái của bề mặt đó). Hệ số Anbeđô (A) có tác dụng làm giảm bức xạ phản xạ của cây leo trên tường. Những cây lá càng to, tán càng lớn, rậm rạp thì khả năng cản bức xạ càng lớn.
9.3. Tác dụng tổng hợp của cây xanh, mặt nước đối với việc cải thiện điều kiện vi khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm không khí
- Làm tăng độ ẩm không khí ở vùng che bởi cây xanh do vùng bóng râm nhiệt độ không khí giảm xuống: tăng từ 5 % đến 8 % so với vùng không có cây xanh.
- Làm giảm nhiệt độ không khí trong vùng dưới tán cây xanh vào mùa hè, thấp hơn nhiệt độ không khí nơi trống trải vào mùa hè từ 0,8 0C đến 3 0C.
- Nhiệt độ không khí tại vùng có nhiều cây xanh, mặt nước thường thấp hơn nhiệt độ không khí ở những vùng không có cây xanh, mặt nước vào mùa hè từ 2 0C đến 3 0C.
9.4. Ảnh hưởng của cây xanh mặt nước tới chế độ gió và dòng chuyển động của không khí
- Nếu bố trí cây xanh hợp lý sẽ có tác dụng cản gió quá mạnh vào mùa hè, cản gió lạnh vào mùa đông.
- Cây xanh có thể hướng dòng chuyển động không khí theo một hướng có lợi cho thông gió xuyên phòng của ngôi nhà.
- Khi trồng cây xanh hai bên đường phố, sẽ tạo ra hành lang, thông gió mát cho đô thị, đồng thời có thể cản bớt gió nóng ở những vùng khí hậu nóng khô (khu vực miền Trung).
9.5. Tác dụng của cây xanh - mặt nước về thẩm mỹ
Việc phối hợp giữa cây xanh - mặt nước ở bất kỳ phạm vi lớn hay nhỏ trong và ngoài nhà đều tạo nên những tác dụng làm giảm sự căng thẳng của con người.
9.6. Nguyên tắc bố trí cây xanh
a) Phân loại cây xanh theo tính chất sử dụng:
- Cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị (trồng trong khu nhà ở hay khu công cộng hoặc công viên);
- Cây xanh sử dụng hạn chế (trong và ngoài nhà, căn hộ);
- Cây xanh đặc dụng (sử dụng theo mục đích).
b) Riêng với nhà ở, có hai loại chính:
- Cây xanh trồng ngoại thất: thường là những cây to dạng thân leo và thân gỗ nhỏ có chiều cao từ 0,5 m đến 3 m.
- Cây xanh nội thất: thường thấp, nhỏ từ 0,1 m đến 1,5 m kết hợp với nghệ thuật cây cảnh - non bộ.
(Tham khảo Phụ lục K về tính chất khử khí độc hại của cây xanh)"
Như vậy, trên đây là một số quy định liên quan đến hệ thống chống nóng trong nhà ở, thông qua tiêu chuẩn áp dụng với các thiết kế thông gió và yêu cầu đối với vai trò của cây xanh và mặt nước trong quy hoạch kiến trúc tổng thể mói chung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?